Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tháng 4 vừa qua, một nhà đầu tư đã có văn bản gửi Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đề xuất xin chủ trương đầu tư và quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, nhà đầu tư này mong muốn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng các sở ban ngành liên quan chấp thuận chủ trương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số lĩnh vực như khai thác khoáng sản, hàng không, môi trường rừng, phát triển khu đô thị...
Cụ thể, doanh nghiệp này đề xuất đầu tư dự án điện phân Nhôm tại huyện Bảo Lâm với chức năng khu công nghiệp liên hoàn (từ quặng thô đến thành phẩm đầu cuối là sản phẩm tiêu dùng cho ngành công nghiệp xây dựng, tiêu thụ dân dụng).
Dự án gồm xây dựng, vận hành các lĩnh vực từ năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió, thủy điện…) đến khai thác mỏ bauxite, sản xuất alumina, điện phân nhôm aluminum và chế tạo thành phẩm đầu cuối cho công nghiệp và tiêu dùng. Quy mô dự án khoảng 2.000ha.
Dự án thứ hai là dự án thuê môi trường rừng với quy mô 350ha tại khu vực vườn quốc gia Bidoup núi Bà và những khu vực đang có rừng, rừng đã bị giảm mật độ che phủ.
Dự án thứ ba là dự án khu công nghệ tập trung tại huyện Lạc Dương kết hợp với thành phố công nghệ - Dalat Nouvo. Dự án có quy mô 15ha với chức năng khu công nghệ thông tin tập trung, thành phố mới công nghệ giáo dục.
Dự án thứ tư là khu đô thị sinh thái thông minh, nghỉ dưỡng cao cấp với 3 khu vực. Trong đó, khu vực 1 (quy mô khoảng 1.000ha) đặt tại sân bay Cam Ly với chức năng trung tâm CBD, nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp sân bay trực thăng cá nhân; trung tâm dịch vụ tài chính, giải trí, hội họp cao cấp của Việt Nam và khu vực Tây Nguyên.
Khu vực 2 (quy mô khoảng 800ha tại khu vực hồ Chiến Thắng, TP. Đà Lạt) có chức năng đô thị cao cấp phục vụ nhu cầu ở giãn dân của TP. Đà Lạt và khu vực 3 (khoảng 150ha tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm) có chức năng resort bảo tồn đa dạng sinh học.
Dự án thứ năm là khu đô thị logistics sân bay Liên Khương với quy mô 500ha. Doanh nghiệp dự kiến đầu tư đầu tư nhà ga hành khách với công suất 12 triệu khách/năm và chuyển đổi thành sân bay quốc tế với nhiều bãi đỗ máy bay, cargo terminal, kho lạnh, khu logistic, kho hàng hóa thương mại điện tử, trung tâm đào tạo hàng không...
Dự án thứ sáu là đấu giá khu thương mại dịch vụ hỗn hợp tại khu vực Hồ Xuân Hương với quy mô 9,3ha. Theo đề xuất, nơi đây có chức năng trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ được xây dựng, vận hành bởi các tập đoàn mạnh nhất trong và ngoài nước.
Nhà đầu tư cam kết chuẩn bị đầy đù nguồn lực về nhân sự chuyên môn cao và tài chính để nhanh chóng triển khai các dự án nêu trên, qua đó góp phần vào việc tạo lập hệ sinh thái hạ tầng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo nền tàng phát triển kinh tế, đóng góp cho ngân sách của tỉnh, thu hút nhân lực quốc tế chất lượng cao, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và thúc đẩy tăng trưởng thu hút đầu tư quốc tế.
Doanh nghiệp cũng xin đề xuất tài trợ quy hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tình Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030 tầm nhìn đến 2050 đồng thời đề xuất tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận về nguyên tắc tiền khả thi và địa điểm thực hiện dự án đầu tư nêu trên.
Doanh nghiệp cũng đề xuất địa phương chấp thuận cho phép được khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án nêu trên; cho phép triền khai các công tác kỹ thuật như đánh giá tác động môi trường, đo đạc bản đồ địa hình, địa chính phục vụ việc lập hồ sơ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Doanh nghiệp này cũng đề xuất tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị có liên quan, cập nhật các dự án nêu trên vào quy hoạch tinh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050; xem xét tham mưu, cập nhật các dự án đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đưa vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương và đề xuất danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh theo quy định...
Liên quan đến đề xuất về các dự án nêu trên, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng vừa có văn bản ý kiến gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Đà Lạt, UBND huyện Đức Trọng, Bảo Lâm, Lạc Dương.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để nghiên cứu lựa chọn một số nội dung quan trọng, đề xuất đảm bảo quy mô, nguồn lực thực hiện phù hợp và không trùng lấn với dự án đầu tư hoặc đồ án quy hoạch đã được UBND tỉnh chấp thuận.
Địa phương này dự kiến sẽ có buổi làm việc với nhà đầu tư để xem xét đề nghị lập đề xuất dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh vào chiều ngày 6/5 tới đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.