Mỹ Latinh: 'Chiến trường' mới giữa Mỹ và Trung Quốc
(VNF) - Với sức mạnh kinh tế áp đảo tại Mỹ Latinh, Trung Quốc không ngần ngại thách thức sự thống trị của Mỹ tại chính "sân sau" của nước này.
Mới đây vào ngày 13/5, chính phủ Trung Quốc tổ chức cuộc họp bộ trưởng lần thứ 4 của Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC). Cuộc họp này không chỉ là tuyên bố chung giữa Trung Quốc và các nước Mỹ Latinh về việc tăng cường hợp tác kinh tế, mà còn là minh chứng cho thấy Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ ngay tại chính “sân sau” của Washington.

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tại Mỹ Latinh
Kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đã có những bước tiến rõ rệt. Theo South China Morning Post, Bắc Kinh xem Mỹ Latinh là khu vực chiến lược trong hoạch định chính sách đối ngoại của mình, với ít nhất 3 mục tiêu chính.
Thứ nhất là đảm bảo nguồn cung dồi dào về tài nguyên thiên nhiên (như dầu mỏ, đồng, khí đốt tự nhiên và lithium) và nguyên liệu thô (như đậu nành, chuối, cà phê) để phục vụ nhu cầu năng lượng và lương thực.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn thúc đẩy nguyên tắc “Một Trung Quốc”, tìm kiếm sự công nhận ngoại giao từ các quốc gia Trung Mỹ.
Thứ ba, Trung Quốc muốn thiết lập hiện diện cả về chính trị và kinh tế tại khu vực nằm ở vùng rìa ảnh hưởng của Mỹ.
Mối quan hệ đã đạt được những thành quả đáng kinh ngạc đối với cả 2 bên. Theo Ngân hàng thế giới, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đã tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2000 lên 515 tỷ USD vào năm 2024. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của khu vực này, chỉ sau Mỹ.
Mỹ Latinh và Caribe cũng là điểm đến lớn nhất ngoài châu Á của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Trung Quốc. FDI của các công ty Trung Quốc vào khu vực này hiện đạt khoảng 200,3 tỷ USD. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc đã cho khu vực này vay khoảng 120 tỷ USD để tài trợ các dự án hạ tầng.
Các dự án cơ sở hạ tầng như cảng Chancay trị giá 1,3 tỷ USD ở Peru hay sự hiện diện của các loại xe điện Trung Quốc trên đường phố Mỹ Latinh là minh chứng rõ nét cho ảnh hưởng kinh tế ngày càng sâu rộng của Bắc Kinh tại khu vực.

Vai trò của Mỹ dần mờ nhạt
Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Mỹ La-tinh ngày càng tăng, thì quan hệ của Mỹ với Mỹ Latinh đã suy giảm đáng kể trong 2 thập niên trở lại đây.
Các đời tổng thống Mỹ gần đây chuyển trọng tâm sang các vấn đề nội địa hoặc khu vực khác như châu Á, Trung Đông, khiến Mỹ Latinh không còn là ưu tiên.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, với chính sách “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Trump đã cắt giảm viện trợ, rút lui khỏi một loạt thỏa thuận kinh tế khu vực và có lập trường cứng rắn về nhập cư, khiến Mỹ mất điểm trong mắt nhiều nước Mỹ Latinh.
Đến thời Tổng thống Joe Biden, mặc dù Mỹ nhiều lần cam kết hỗ trợ tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế tại Mỹ Latinh, nhưng trên thực tế chưa đạt được nhiều tiến triển.
Theo các chuyên gia, có khoảng cách giữa lời nói và hành động thực tế của Mỹ. Mặc dù đưa ra nhiều hứa hẹn nhưng nhiều chính sách của Mỹ còn bế tắc, chậm chạp, không đáp ứng kịp nhu cầu của một khu vực đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội.
Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã nổi lên như nhà đầu tư FDI hàng đầu ở hầu hết các nước Mỹ Latinh. Trong khi đó, tuy vẫn là nhà đầu tư FDI lớn nhất nhưng tỉ trọng FDI của Mỹ vào Mỹ Latinh có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2023, Mỹ chiếm khoảng 33% tổng vốn FDI vào khu vực, giảm từ 39% của năm 2022 và 42% của năm 2021.

Mỹ - Trung "tranh giành" Mỹ Latinh
Cựu Tổng thống Joe Biden từng cho rằng sự vắng mặt của Mỹ tại Mỹ La-tinh là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Thời gian gần đây, Washington đã có nhiều động thái nhằm "cô lập" Trung Quốc tại khu vực này. Hồi tháng 2, Trung Quốc chỉ trích Mỹ đã gây áp lực buộc Panama rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này. Mỹ cũng khuyến cáo chính phủ Mexico không tiếp nhận thêm đầu tư từ Trung Quốc.
Trước động thái của Mỹ, trong bài phát biểu khai mạc CELAC mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia Mỹ Latinh không khoan nhượng trước những hành vi bắt nạt nhằm chi phối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, tuyên bố của ông Tập Cận Bình được coi như lời thách thức trực diện hiếm thấy đối với Mỹ tại khu vực. Trung Quốc sẵn sàng tận dụng sức mạnh kinh tế và mạng lưới chính trị mà họ đã xây dựng trong suốt 25 năm qua tại khu vực để "soán ngôi" Mỹ.
Tại hội nghị, Trung Quốc đã công bố hạn mức tín dụng mới trị giá 66 tỷ nhân dân tệ (tương đương 9,18 tỷ USD) cho các nước thành viên CELAC. Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ tài chính, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm chất lượng cao từ Mỹ Latinh, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp, khoáng sản, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Mỹ Latinh vẫn còn những rào cản. Một số quốc gia bắt đầu cân nhắc lại vai trò của họ trong sáng kiến Vành đai và Con đường, phản ánh sự thận trọng về tính bền vững và minh bạch của các khoản đầu tư từ Bắc Kinh.
Trong khi đó, với lợi thế vị trí địa lý gần gũi và lịch sử hợp tác lâu đời, Mỹ có nhiều cơ hội khôi phục ảnh hưởng tại Mỹ La-tinh nếu có các chiến lược phù hợp, đặc biệt là hành động thực chất để cải thiện quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.
Nvidia ‘đau đớn’ vì bị siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc, ước thiệt hại 15 tỷ USD
- Chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm 19/05/2025 10:15
- Nhiều tiền nhưng thiếu người trông, nhà giàu săn người giữ của 19/05/2025 08:45
- Vừa đạt thỏa thuận đình chiến, Mỹ - Trung lại ‘nổi sóng’ 20/05/2025 09:30
Lạm phát ở Nhật Bản vọt lên do giá gạo tăng cao
(VNF) - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên 3,5% trong tháng 4, là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2023 và đánh dấu tháng thứ 37 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao là do giá gạo tăng vọt, trong khi BOJ đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất để theo dõi tác động của các mức thuế mới từ Mỹ.
‘Gã khổng lồ’ pin Trung Quốc CATL nhắm mục tiêu thống trị thế giới
(VNF) - Là nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, CATL không chỉ thống trị thị trường nội địa mà còn đang từng bước mở rộng ảnh hưởng toàn cầu với tham vọng trở thành “ông vua” trong ngành công nghiệp năng lượng sạch.
Nhật Bản: Bộ trưởng ‘mất ghế’ hậu tuyên bố ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
(VNF) - Tuyên bố "chưa bao giờ phải mua gạo" đã khiến Bộ trưởng Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản phải từ chức trong bối cảnh chính phủ nước này đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giá gạo nghiêm trọng.
Làn sóng Covid-19 mới tấn công Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan
(VNF) - Sau một thời gian dài tương đối ổn định, số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trở lại tại nhiều quốc gia châu Á. Trong khi Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về số ca nhiễm và nhập viện, Ấn Độ hiện ghi nhận mức tăng nhẹ. Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn duy trì cảnh giác trước nguy cơ bùng phát trên diện rộng do các biến thể mới xuất hiện.
Thế hệ kế thừa Trung Quốc – ‘mỏ vàng’ mới của các ngân hàng tư nhân Singapore
(VNF) - Thế hệ kế thừa Trung Quốc, những người trẻ tuổi sinh ra trong các gia đình giàu có, đang trở thành tâm điểm săn đón của các ngân hàng Singapore. Thông qua các chương trình huấn luyện tài chính tinh hoa, các ngân hàng kỳ vọng xây dựng mối quan hệ lâu dài với lớp khách hàng kế cận, vốn được ví như “mỏ vàng” mới của ngành quản lý tài sản.
Thoả thuận đình chiến Mỹ - Trung có dấu hiệu rạn nứt
(VNF) - Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ có biện pháp cứng rắn với bất kỳ ai thực thi lệnh hạn chế chip AI của Huawei theo quy định mới từ Washington. Động thái này cho thấy thỏa thuận đình chiến thuế quan giữa hai nước đang đứng trước nguy cơ rạn nứt nghiêm trọng.
Năng lượng Trung Quốc: 'Tấm khiên chiến lược' trong thương chiến với Mỹ
(VNF) - Từ một nước phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài, Trung Quốc đang trong lộ trình trở thành “quốc gia điện lực” đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh to lớn về mặt năng lượng được xem là "tấm khiên chiến lược" của nước này trong thương chiến với Mỹ.
Xuất khẩu iPhone từ Trung Quốc sang Mỹ chạm đáy 14 năm vì căng thẳng thuế quan
(VNF) - Một báo cáo mới công bố cho thấy lượng iPhone và thiết bị di động của Apple xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Trung Quốc 'trình làng' đội xe khai thác mỏ không người lái lớn nhất thế giới
(VNF) - Tập đoàn Trung Quốc Huaneng Group mới đây đã ra mắt đội 100 xe khai thác mỏ chạy bằng điện không người lái lớn nhất thế giới, tích hợp 5G-A và AI.
Nvidia ‘đau đớn’ vì bị siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc, ước thiệt hại 15 tỷ USD
(VNF) - Lệnh cấm xuất khẩu dòng chip AI H20 sang Trung Quốc do chính quyền Mỹ ban hành đã giáng đòn mạnh vào Nvidia, khiến “gã khổng lồ” công nghệ này thiệt hại tới 15 tỷ USD. CEO Jensen Huang gọi lệnh cấm này là “vô cùng đau đớn” và cảnh báo rằng việc siết chặt kiểm soát công nghệ sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc phát triển trí tuệ nhân tạo.
TT Trump gia tăng sức ép lên Hàn Quốc, theo đuổi ‘thỏa thuận trọn gói’
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép lên Hàn Quốc khi đưa ra “thỏa thuận trọn gói”, kết hợp các vấn đề thương mại, thuế quan và chia sẻ chi phí quốc phòng vào một khuôn khổ đàm phán duy nhất.
Vừa đạt thỏa thuận đình chiến, Mỹ - Trung lại ‘nổi sóng’
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 19/5 tuyên bố những động thái gần đây của Mỹ đã làm suy yếu nghiêm trọng sự đồng thuận đạt được tại các cuộc đàm phán song phương cấp cao ở Geneva (Thụy Sĩ), đồng thời cam kết sẽ có các biện pháp kiên quyết nếu Mỹ tiếp tục gây tổn hại "đáng kể" đến lợi ích của Trung Quốc.
Doanh nghiệp Úc đe dọa thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
(VNF) - Trong khi Trung Quốc đang chật vật trong cuộc chiến thương mại thuế quan với Mỹ, một công ty ít tên tuổi của Úc đang vươn lên mạnh mẽ, đặt ra thách thức vị thế thống trị đất hiếm của Bắc Kinh.
TT Trump cảnh báo loạt 'ông lớn’ Mỹ: Không lấy thuế quan làm cớ tăng giá
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng cảnh báo các “ông lớn” Mỹ như Walmart, Amazon và Mattel, yêu cầu không được viện thuế quan làm lý do để tăng giá bán hàng. Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của ông nhằm kiểm soát giá cả và bảo vệ người tiêu dùng giữa bối cảnh chi phí thuế quan ngày càng tăng.
Tấn công bằng cờ lê: 'Bóng ma' đe dọa các triệu phú tiền điện tử
(VNF) - Khi ngày càng nhiều “cá voi” và những người sở hữu lượng lớn tài sản số chuyển tiền sang “ví lạnh” (một phương tiện lưu trữ an toàn và hiệu quả cho các loại tiền kỹ thuật số), họ đã trở thành đích ngắm của các vụ trộm cắp, bắt cóc và cướp bóc.
Chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm
(VNF) - Việc chậm trễ trong cấp phép theo quy định mới của Trung Quốc đang đặt hàng loạt ngành công nghiệp chiến lược từ xe điện, máy bay chiến đấu tới công nghệ cao, vào tình trạng rủi ro cao, đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt nguy cơ gián đoạn sâu rộng.
‘Sóng ngầm’ sau thỏa thuận đình chiến Mỹ - Trung
(VNF) - Dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận đình chiến kéo dài 90 ngày nhằm tạm thời làm dịu cuộc chiến thương mại, nhưng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục âm ỉ và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều tiền nhưng thiếu người trông, nhà giàu săn người giữ của
(VNF) - Mô hình văn phòng gia đình (family office) đang trở nên "hot" hơn bao giờ hết khi ngày càng nhiều người giàu muốn tìm cố vấn quản lý tài sản thay họ. Tuy nhiên, ngành này đang "khát" nhân lực trầm trọng, đến năm 2034 có thể thiếu đến 100.000 nhân sự.
Điều gì chờ đợi nước Mỹ sau màn hạ xếp hạng tín nhiệm từ Moody's?
(VNF) - Moody's đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ một bậc từ Aaa xuống Aa1, với lý do gánh nặng ngày càng tăng trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang và chi phí gia tăng để đảo nợ hiện tại trong bối cảnh lãi suất cao.
Tom Cruise và thương vụ đầu tư dài hạn mang tên ‘Mission: Impossible’
(VNF) - Tom Cruise một lần nữa khiến thảm đỏ Croisette bùng nổ khi xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes năm nay với buổi ra mắt phần phim mới nhất trong loạt bom tấn hành động Mission: Impossible mang tên Final Reckoning.
Tỷ phú Evangelos Marinakis: Lối sống giản dị và bài học tài chính từ chiếc iPhone 7
(VNF) - Trong bối cảnh các ông lớn công nghệ liên tục tung ra những sản phẩm mới nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, hình ảnh ông chủ tỷ phú CLB Nottingham Forest, Evangelos Marinakis, sử dụng chiếc iPhone 7 cùng tai nghe có dây đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đáng nói, chiếc điện thoại này đã được Apple phát hành từ năm 2016, tức gần một thập kỷ trước.
TT Trump cảnh báo Walmart không được tăng giá, yêu cầu ‘chịu thuế quan thay vì đổ lỗi'
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công khai chỉ trích Walmart trên mạng xã hội Truth Social, yêu cầu tập đoàn bán lẻ khổng lồ này "chịu thuế quan" thay vì đổ lỗi cho các mức thuế nhập khẩu do chính quyền của ông áp đặt – nguyên nhân khiến giá hàng hóa tăng cao trong thời gian qua.
R&D Thượng Hải: ‘Chiến lược’ mới của Nvidia trước lệnh cấm của Mỹ
(VNF) - Trong bối cảnh chính quyền Mỹ tiếp tục siết chặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu chip AI cao cấp, Nvidia đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Thượng Hải – bước đi mới nhất nhằm củng cố sự hiện diện của hãng tại thị trường Trung Quốc.
TT Trump tuyên bố sẵn sàng tới Trung Quốc để gặp ông Tập Cận Bình
(VNF) - Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng tới Trung Quốc để hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế song phương.
Lạm phát ở Nhật Bản vọt lên do giá gạo tăng cao
(VNF) - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên 3,5% trong tháng 4, là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2023 và đánh dấu tháng thứ 37 liên tiếp lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao là do giá gạo tăng vọt, trong khi BOJ đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất để theo dõi tác động của các mức thuế mới từ Mỹ.
Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.