Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thông tin về kế hoạch triển khai dự án bến cảng Liên Chiểu, ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban quản lý các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (chủ đầu tư dự án), cho biết đây là dự án lớn, động lực, trọng điểm của thành phố nên đơn vị xác định trong năm 2023 quyết tâm hoàn thành khoảng 25% giá trị hợp đồng, đảm bảo giải ngân vốn trung ương đã bố trí cho dự án.
Ông Hưng cũng cho hay nhu cầu vật liệu cho dự án rất là lớn, cần hơn 2.379.000m3 đá. Trong đó, năm 2023 cần gần 1.190.000m3, năm 2024 cần gần 714.000 và năm 2025 cần gần 476.000m3.
Với khối lượng đá này, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại mỏ vật liệu trên địa bàn đề xuất tăng trữ lượng.
“Chúng tôi đã chủ động mời các mỏ lên làm việc, họ cam kết nếu được UBND thành phố gia hạn thì các mỏ chỉ cung cấp cho dự án cảng Liên Chiểu và các dự án trọng điểm của thành phố”, ông Hưng nói.
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung là công trình giao thông thuộc nhóm A, có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn trung ương giai đoạn 2021-2025 là 2.994,59 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách TP. Đà Nẵng).
Dự án khởi công giữa tháng 12/2022, sẽ xây dựng đê chắn sóng, kè chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trước mặt trọng tải đến 100.000 DWT, tàu container có sức chứa 6.000-8.000 Teus.
Dự án do Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân - Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO - Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang thi công.
Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2021- 12/2025 đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho 2 bến khởi động ban đầu.
Cảng Liên Chiểu hình thành có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mạng lưới hạ tầng cảng biển của nước ta, nhằm tận dụng lợi thế địa lý phục vụ phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Khi đưa vào vận hành, cảng sẽ khắc phục các hạn chế về giao thông cắt ngang thành phố, đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Đồng thời, từng bước chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng phục vụ du lịch...
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung đã giải ngân được hơn 779 tỷ đồng/hơn 800 tỷ đồng, trong đó giải ngân được hơn 579 tỷ đồng/hơn 600 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022, đạt hơn 96% và giải ngân được 200 tỷ đồng/200 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài, đạt 100% kế hoạch. Dự án triển khai chậm tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt tại quyết định 776/QĐ-UBND ngày 23/3/2022. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.