Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 23/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi họp báo về hội nghị tham vấn dự thảo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết hội nghị lần này sẽ giới thiệu về nội dung chính của dự thảo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thảo luận về các vấn đề lớn, có tính chiến lược định hình sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho giai đoạn phát triển dài hạn với tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch này cũng đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề mất cân đối chính trong phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm việc cân đối an ninh lương thực và đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu; việc chuyển đổi kết cấu hạ tầng để phù hợp với chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
"Là vùng đồng bằng trù phú nhưng chưa bao giờ Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Gần đây, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu đã gây sức ép lên hệ thống hạ tầng, các đô thị và không gian sống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, làm tăng nguy cơ thảm họa thiên nhiên tại khu vực này", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch. Chính vì vậy, quá trình tham vấn ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hết sức cần thiết và có ý nghĩa để bản quy hoạch phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong vùng, thực sự giúp tháo gỡ những vấn đề nút thắt phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình lập và triển thực hiện quy hoạch.
Hiện nay, 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Vì vậy, việc lấy ý kiến về quy hoạch vùng cũng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch trong bối cảnh các quy hoạch đang được triển khai lập đồng thời.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động để đảm bảo xây dựng được bản quy hoạch có chất lượng tốt, hiệu quả, khả thi, làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đảm bảo tính liên kết, thống nhất, đồng bộ.
Bên cạnh đó, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực và điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thông tin tại cuộc họp, liên quan đến vấn đề xây dựng tuyến đường sắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết quan điểm về việc xây dựng tuyến đường sắt tại khu vực này là rất cần thiết, bởi Đồng bằng sông Cửu Long đến nay vẫn chưa có đường sắt.
Tuy vậy, việc xây dựng đường sắt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn chế bởi nguyên do chi phí xây dựng quá lớn. Theo ông Phương, nguyên nhân đầu tiên là do nền đất ở khu vực này rất khó để xây dựng hệ thống đường sắt do nền đất yếu, sụt lún, dẫn đến việc chi phí gia cố lớn.
Bên cạnh đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cầu, việc này kéo theo việc phải xây dựng các cầu đường sắt phát sinh chi phí lớn... Tất cả các yếu tố này khiến việc quy hoạch phải tính toán đến yếu tố hiệu quả.
Với thực tế này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng trong giai đoạn 2021 đến năm 2030 sẽ tập trung thực hiện các tuyến đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; tuyến đường sắt tại khu vực này sẽ đưa vào trong quy hoạch năm 2050.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.