Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Reuters cho biết quyết định nói trên có được nhờ một “thỏa thuận chung” giữa ông Putin với chính quyền Nam Phi. Theo đó, Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ đại diện cho Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, cùng với các nhà lãnh đạo của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Văn phòng tổng thống Nam Phi cho biết trong một tuyên bố.
Người phát ngôn Điện Kremlin cùng ngày cho hay Tổng thống Nga Putin sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS theo hình thức trực tuyến còn ông Sergei Lavrov sẽ dự trực tiếp.
Tờ Le Figaro của Pháp nhận định việc tổng thống Nga không đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ tránh cho Nam Phi, chủ tịch luân phiên BRICS, khỏi vấn đề khó xử.
Trước đó, Phó tổng thống Nam Phi Paul Mashatile thừa nhận nước này đang đối mặt với “tình thế tiến thoái lưỡng nan” trong việc đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS. Vì với tư cách là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), về mặt lý thuyết, họ sẽ phải bắt giữ ông Putin nếu tổng thống Nga đặt chân đến lãnh thổ nước này.
ICC hồi tháng 3 đã ra lệnh bắt giữ ông Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Các nước phương Tây như Mỹ, Đức... đã hoan nghênh lệnh bắt của ICC, tuy nhiên, Điện Kremlin khẳng định Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.
Nga sau đó đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với công tố viên Karim Khan và một số thẩm phán của ICC về quyết định “bất hợp pháp” liên quan đến ông Putin.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng cho rằng việc bắt giữ ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ như là một lời “tuyên chiến” với Mosow và sẽ đẩy Nam Phi vào một cuộc chiến tranh với Nga.
Theo nhà lãnh đạo Nam Phi, việc bắt giữ ông Putin sẽ đi ngược lại nghĩa vụ bảo vệ đất nước, làm suy yếu sứ mệnh do Nam Phi đi đầu nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine và sẽ “khép lại bất kỳ giải pháp hòa bình nào”.
Một quan chức Nam Phi cho biết chính phủ nước này rất cảnh giác với tình huống bắt nguyên thủ quốc gia đương nhiệm, điều này chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, nếu không thực thi lệnh bắt của ICC, Nam Phi đối mặt nguy cơ chịu sức ép lớn hơn trong quan hệ với Mỹ và các đối tác ngoại giao, thương mại quan trọng ở phương Tây, thậm chí là hứng chịu lệnh trừng phạt.
Trước đó, một bản đệ trình của tòa án địa phương được công bố hôm 18/7 cho thấy Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã xin phép ICC không bắt giữ ông Putin vì hành động này có thể được xem như lời tuyên chiến.
Xem thêm >> Được lệnh bắt ông Putin, Nam Phi phản ứng ra sao?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.