Nâng cấp hạ tầng sân bay và nới lỏng thị thực - chìa khoá cho du lịch Việt Nam cất cánh
Hà Thu -
02/05/2019 18:13 (GMT+7)
(VNF) - Tại phiên hiến kế về du lịch, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, các chuyên gia đã chỉ ra cần phải có chính sách đột phá về thị thực và cải tiến hạ tầng sân bay, du lịch Việt Nam sẽ cất cánh.
Ông Lương Hoài Nam - Phó Tổng giám đốc Công ty Ngôi Sao Việt, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch đánh giá visa là yếu tố quan trọng với du lịch. Đây là vấn đề nhận được quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển du lịch của các nước.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet cho biết số đường bay quốc tế của hãng này lớn hơn số đường bay trong nước. Một trong những điều du khách quan tâm là visa và họ đánh giá cao giải pháp e-visa.
Ông Phương đưa ra ví dụ về thị trường Hàn Quốc. Hàn Quốc có chính sách cấp visa 5 năm cho người dân tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, trong khi Việt Nam cũng miễn visa với Hàn Quốc. Điều này đã giúp khách Hàn đến Việt Nam trên máy bay Vietjet tăng 45% và số lượng người Việt đi Hàn Quốc tăng đột biến. Ông Phương cho rằng Hàn Quốc có chính sách visa mềm, miễn visa cho những người đi du lịch và thương mại thường xuyên đến Hàn Quốc (3 lần một năm).
"Hiện nay lượng khách của chúng tôi ngày càng tăng. Lượng khách đến các sân bay rất lớn, cần giảm bớt thời gian di chuyển của khách. Thủ tục ở sân bay nhanh nhưng khâu nhận hành lý có lúc khiến khách phải chờ cả tiếng. Do đó, đơn vị mong rằng cảng hàng không và hải quan xem xét thời gian hành khách nhận được hành lý là nhanh nhất", ông Phương đề xuất.
Được biết, nguồn nhân lực hải quan tại các sân bay du lịch quốc tế như Đà nẵng, Cam Ranh, Phú quốc đang thiếu trầm trọng.
Cải thiện hạ tầng sân bay
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng hàng không không theo kịp sự phát triển của ngành. Tính đến tháng 3/2019, Việt Nam đang có 22 cảng trong đó có 9 cảng quốc tế. Từ 2014 - 2018 Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển hàng không nhanh hàng đầu thế giới cùng Trung Quốc, Ấn Độ. Kết quả này nhờ chính sách mở cửa và sự tham gia của kinh tế tư nhân.
Trong giai đoạn 2014 đến nay, lượng khách tăng 103%, vượt qua con số 100 triệu lượt khách. Tăng 20,5% mỗi năm.
Ông Phương nhận xét 99% các doanh nghiệp làm du lịch là tư nhân. Nếu nguồn ngân sách gặp khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, vai trò của tư nhân cần được thúc đẩy hơn. Như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, 2 nhà ga mới Cam Ranh, Đà Nẵng do tư nhân đầu tư, thời gian chưa đến 2 năm.
Ông Phương nhấn mạnh việc quy hoạch cần có sự đánh giá toàn diện để xây giải quyết cấp bách tình trạng ách tắc giao thông.
Hiện các cảng hàng quốc tế lớn đang là các cảng hàng không gặp phải nhiều vấn đề nhất, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng; Cảng HKQT Nội Bài, Cát Bi, Phú Quốc cũng đã “chạm” ngưỡng tới hạn của công suất thiết kế và dự báo tình trạng quá tải thường xuyên sẽ xảy ra trong thời gian gần sắp tới, mặc dù các cảng trên đã được đầu tư xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian qua.
Ông Phương đưa ra ví dụ nhà ga quốc tế Cam Ranh có công suất thiết kế 2,5 triệu hành khách, chỉ sau 6 tháng nhà ga này đón 3 triệu hành khách vượt công suất thiết kế, đến tháng 1/2019 đón 1,8 triệu hành khách và buộc phải nghĩ đến phương án nâng công suất lên 5 triệu hành khách.
Thực tế trên cho thấy công tác dự báo để lập quy hoạch và lập kế hoạch chiến lược dài hạn phát triển kết cấu hạ tầng chưa được triển khai hiệu quả dẫn đến việc xác định quy mô đầu tư chưa hợp lý (đa số công trình đạt tới hạn công suất trong thời gian ngắn (1-2 năm) sau khi hoàn thành). Ngoài ra, tiến độ triển khai các dự án chậm, chi phí đầu tư chưa phù hợp cũng là các vấn đề cần được xem xét nghiêm túc trong thời gian tới.
Sân bay Đà Nẵng, Phú Bài - Huế đã vận chuyển được lần lượt 13 triệu và 1,7 triệu hành khách, mặc dù Phú Bài chỉ cách sân bay Đà Nẵng 70 km.
Thái Lan có 70 triệu dân, năm 2018 đón 38 triệu khách du lịch, 52 sân bay. Singapore 6 triệu dân, 18 triệu khách du lịch, gấp 3 lần, họ có một sân bay duy nhất nhưng có thể đón 66 triệu hành khách. Điều này thấy rằng sự phát triển của ngành du lịch không thể tách rời sự phát triển của hạ tầng hàng không.
Giải pháp của đại diện Vietjet đưa ra, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn nhiều khó khăn, thì sự tham gia, đóng góp của kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn.
Cụ thể, theo lãnh đạo Vietjet, cần tạo ra những cảng hàng không có chất lượng dịch vụ, cạnh tranh tốt; rà soát quy hoạch, hiện trạng xây dựng; kêu gọi các khối tư nhân đầu tư một phần hoặc toàn bộ; kiện toàn pháp lý tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế; lập quy hoạch phát triển dài hạn hế thống cảng hàng không, nâng tầm chiến lược quốc gia.
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không đánh giá cao vai trò của Vietjet trong sự phát triển của ngành hàng không. Ông Thắng cho rằng sự xuất hiện của Vietjet khiến cả ngành hàng không Việt Nam thay đổi.
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không khẳng định hàng không đang có nhiều hạn chế. Một là hạ tầng cơ sở, hai là làm sao đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và an toàn.
Về chính sách cho tư nhân hát triển hàng không, thực tế trong thời gian qua chúng ta đã đẩy mạnh, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia, đề nghị khuyến khích nhưng cũng cần phải có hành lang pháp lý đầy đủ. Quan điểm của nhà nước là phát triển bền vững, bao gồm cả những dự án phát triển cảng hàng không.
Ngoài ra, quy hoạch phát triển hàng không nên có tư vấn nước ngoài với cái nhìn khách quan và dài hạn hơn.
(VNF) - Tham gia dự thầu Gói thầu xây lắp hơn 300 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng loạt “ông lớn” trong ngành xây dựng như CTCP Hải Đăng, CTCP Tập đoàn Đạt Phương, CTCP xây dựng công trình 525, Công ty TNHH Hải Đăng Khoa… bị phát hiện dấu hiệu giả mạo, không trung thực đối với bằng cấp nhân sự.
(VNF) - Tổng cộng có 15 trường hợp người tham gia bảo hiểm được 6 DNBH nhân thọ ghi nhân thiệt hại về người do cơn bão số 3 (Yagi) và số tiền dự kiến chi trả bồi thường khoảng 9,72 tỷ đồng
(VNF) - Những ngày sau cơn bão số 3 (Yagi), người dân liên tiếp thông báo thiệt hại về người và tài sản đến các DN bảo hiểm. Ứớc tính chi phí bồi thường hàng ngàn tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới
(VNF) - Trần Văn Thành đăng ký thành lập 3 công ty tại Cao Bằng, sau đó sử dụng các công ty này để mua, bán hóa đơn trái phép với tổng số tiền hơn 3.191 tỷ đồng.
(VNF) - Trong cơn bão Yagi vừa qua, hình ảnh các tấm kính tại các cao ốc ở Quảng Ninh bị vỡ đã minh chứng cho sức công phá kinh hoàng của siêu bão này. Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng bất thường.
(VNF) - Lợi nhuận nửa đầu năm của Bkav Pro tiếp đà giảm của các năm trước. Trong 6 tháng, doanh nghiệp của ông Nguyễn Tử Quảng báo lãi vỏn vẹn gần 2,7 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.
(VNF) - Bảo hiểm xã hội TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách 334 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, số tiền lớn trên địa bàn thành phố, tính đến ngày 31/8.
(VNF) - Đến năm 2035, CLB Nhà đầu tư vốn tư nhân (Vietnam Private Capital Agency - VPCA) đặt mục tiêu kêu gọi 35 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân dành cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
(VNF) - Nhà cửa tốc mái, cây xanh ngổn ngang, ki ốt đổ nát, tài sản hư hỏng…khung cảnh phố du lịch trung tâm Thị trấn Cát Bà, Hải Phòng bị xoáy nát trong 1 cái 'cối xay' khổng lồ 'siêu' bão Yagi