Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trả lời báo chí ngày 2/8, khi đề cập tới tuyên bố hồi đầu năm của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg rằng liên minh này không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định rằng: “Nga sẽ không mù quáng tin tưởng”.
"NATO trước đây đã nhiều lần phá vỡ các cam kết của họ, thay đổi kế hoạch cũng như dự định của họ. Vì thế, không có cơ sở để tin tưởng những lời phát biểu kiểu đó trong tình hình mới có nhiều sự thay đổi như hiện nay", ông Ryabkov nhận định.
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng 2 đã tuyên bố rằng liên minh quân sự phương Tây sẵn sàng cho "một thế giới không có Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). NATO không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất mới đến châu Âu”.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố này của NATO không đề cập đến việc liệu họ có mở rộng kho vũ khí răn đe hạt nhân bằng cách tăng cường năng lực tấn công hạt nhân ở trên biển và trên không gần các đường biên giới của Nga hay không.
Ở động thái liên quan mới nhất, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi giữa tháng 7 đã đe dọa “nếu Nga không tiếp tục duy trì INF, chúng tôi sẽ đáp trả bằng một phương pháp có thể đo lường với sức răn đe đáng tin cậy và hiệu quả”.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/8 tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF. Trong thông báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga viết: “Vào ngày 2/8/2019, Hiệp ước do Liên bang Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký kết vào ngày 8/12/1987 về việc loại bỏ các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã bị hủy bỏ theo mong muốn của phía Hoa Kỳ”.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi Mỹ thực thi một lệnh đình chỉ triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung: "Chúng tôi đã đề nghị Mỹ và các nước thành viên NATO xem xét tuyên bố một lệnh đình chỉ việc triển khai các tên lửa tầm trung".
Theo ông Ryabkov, lệnh đình chỉ này có thể so sánh được với một lệnh đình chỉ vốn đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố. Ông nhấn mạnh nếu Mỹ không triển khai tên lửa tầm trung ở một số khu vực, Nga cũng sẽ không làm điều này.
Quan chức ngoại giao Nga cũng đề nghị NATO cam kết không triển khai các tên lửa hạt nhân ở châu Âu.
Xem thêm >> Ông Trump chơi đòn 'tất tay', Trung Quốc nói 'không mang tính xây dựng'
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.