(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu ngân hàng trung ương (central bank) là gì?
Ngân hàng trung ương là gì?
Ngân hàng trung ương(central bank) là định chế có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát tiền tệ và hệ thống ngân hàng của một nước. Ngân hàng trung ương cũng có thể được giao những nhiệm vụ khác tùy theo cơ cấu và môi trường tài chính của đất nước.
Ví dụ về ngân hàng trung ương
Ngân hàng Anh thực hiện chứng năng của ngân hàng trung ương từ khi còn là một công ty trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông là tư nhân. Mãi đến 1946, ngân hàng Anh mới bị quốc hữu hóa và trở thành ngân hàng nhà nước
Ở Mỹ, hệ thống Dự trữ Liên bang được thành lập năm 1913 và đống vai trò là ngân hàng trung ương của Mỹ. Trước đó, nước Mỹ không có ngân hàng trung ương.
Hiện nay các nước dều có ngân hàng trung ương.
Chức năng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là bộ phận của cơ quan quyền lực nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ hay còn gọi là chính sách tiền tệ. Công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay của các ngân hàng và định chế tài chính khác.
Ngoài những chức năng có liên quan đến chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương còn thực hiện 3 chức năng quan trọng khác
Hoạt động với tư cách người cho vay cuối cùng đối với hệ thống ngân hàng thương mại
Đặt ra và duy trì các tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất, sức mạnh tài chính, quản lý hoạt động cho vay lành mạnh của các ngân hàng và định chế tài chính khác
Quản lý dự trữ hối đoái và chính sách hối đoái
Quản lý nợ của chính phủ
(Mặc dù phát hành tiền là chức năng dễ nhận thấy nhất, nhưng đây không phải chức năng quan trọng nhất của ngân hàng trung ương)
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone