Ngày càng nhiều thực tập sinh Việt Nam tự tử tại Nhật Bản
Minh Đăng -
15/10/2018 17:00 (GMT+7)
(VNF) - Trong ngôi chùa Nisshinkutsu tọa lạc tại khu Minatoku, một trong những khu vực trung tâm của Thủ đô Tokyo (Nhật Bản), có 81 tấm Sotoba có tên người Việt Nam sắp xếp ngăn nắp trên kệ. Đây là tên của những người Việt qua đời từ năm 2012 đến cuối tháng 7 năm nay.
Số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần 123.600 người vào cuối năm 2017 (Ảnh minh họa).
Sotoba (卒塔婆) là một thanh gỗ có ghi tên người đã mất và lời cầu nguyện gửi đến các bậc thần linh, mong người đã khuất được thanh thản nơi chín suối hoặc được đầu thai luân hồi.
Theo sư cô Thích Tâm Trí, 40 tuổi, trong số 81 người này có nhiều người ở độ tuổi từ 20 đến hơn 30 tuổi, là sinh viên hoặc thực tập sinh kỹ thuật.
Trong đó, có 4 người, gồm 3 thực tập sinh kỹ thuật và một sinh viên, vừa qua đời hồi tháng 7 vừa qua do nhiều nguyên ngân khác nhau, có cả tự sát.
Trong số ba thực tập sinh đó có một người đang làm công việc liên quan tới hội họa, đã tự sát ngày 15/7. Người thanh niên này đã để lại thư tuyệt mệnh gửi đến công ty, người em trai cũng đang ở Nhật Bản và gia đình tại Việt Nam.
Bức thư có đoạn: "Cuộc sống rất đau đớn vì bạo lực và bị ức hiếp".
Trước khi được tìm thấy trong tư thế treo cổ bên một con sông, người thanh niên này đã từng gọi điện cho em trai và nói: “Anh rất cô đơn, anh đang uống bia một mình”.
Tấm Sotoba của một người Việt được đặt tại chùa Nisshinkutsu ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Asahi Shimbun
Trước đó, theo giấy chứng tử của một người đàn ông 31 tuổi chết hồi tháng 6, nguyên nhân người này tử vong là do suy tim cấp tính. Một thực tập sinh khác trong độ tuổi 20 thì được tìm thấy tử vong khi một đồng nghiệp đến phòng đánh thức vào buổi sáng.
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, do mối quan hệ ngoại giao thân thiết giữa hai nước và tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản, số người Việt Nam làm việc và sinh sống tại nước này đã tăng gấp 7 lần từ hơn 36.000 người năm 2007 lên hơn 260.000 người vào năm 2017, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào cuối năm 2015 là gần 57.600 và đạt gần 123.600 người vào cuối năm 2017.
Trong bối cảnh số sinh viên và thực tập sinh nước ngoài gia tăng ở Nhật Bản, nhiều người qua đời do làm việc quá giờ, do sức khỏe suy giảm hoặc áp lực trong đời sống hàng ngày.
Chưa có thống kê cụ thể về tổng số vụ tử tự và đột tử của các sinh viên và thực tập sinh nước ngoài. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản, có 28 thực tập sinh hoặc học viên đã thiệt mạng do tai nạn, bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác trong năm tài khóa 2016. Trong số đó, có 8 người chết vì bệnh tim hoặc não.
Ni cô Thích Tâm Trí đến Nhật Bản từ năm 2000 và làm công việc tư vấn cho người Việt Nam kể từ đó. Bà từng tìm giúp bệnh viện phụ sản cho một phụ nữ mang thai và tìm một người ở Việt Nam có khả năng chăm sóc cho đứa trẻ sơ sinh.
Mới đây, sau khi thi thể một sinh viên Việt Nam được tìm thấy trên bờ biển Hokkaido, bà đã tổ chức lang lễ cho sinh viên xấu số này.
"Các thực tập sinh và sinh viên bị căng thẳng về tâm lý một phần do rào cản ngôn ngữ. Bên cạnh đó, họ bị suy dinh dưỡng vì thường ăn mỳ ramen để tiết kiệm tiền. Họ làm việc cật lực dẫn tới việc người bị mất cân bằng về thể chất lẫn tinh thần", sư cô cho hay.
(Ảnh minh họa)
Đa phần những người này phải tiết kiệm tiền để gửi về cho gia đình ở Việt Nam hoặc trả khoản nợ mà họ đã vay để sang Nhật Bản.
Bác sĩ Junpei Yamamura, 63 tuổi, chuyên nghiên cứu về vấn đề này cho biết, việc những người khỏe mạnh đột tử ở tuổi 20 -30 là rất bất thường.
Theo ông, những người này đã không cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi dẫn tới việc “căng thẳng và áp lực tinh thần bào mòn cơ thể họ".
Hồi tháng ba, ông Yamamura đã đến Việt Nam và gặp cha của một thanh niên 20 tuổi tử vong tại tỉnh Miyagi vào cuối năm 2017. Người thanh niên này sang Nhật sau khi bỏ ra 1,2 triệu yen (khoảng 10.700 USD) cho cò mồi với hy vọng sẽ đi làm dành dụm tiền để lấy vợ.
Tổ chức địa phương đưa nạn nhân sang Nhật Bản nói với cha của cậu rằng con trai ông chết vì bệnh tim và đã gửi tro cốt về quê.
Bác sĩ Yamamura cho rằng các thực tập sinh và sinh viên người Việt tử vong là nạn nhân của các chính sách không phù hợp tại Nhật Bản.
(Ảnh minh họa)
"Các công ty Nhật Bản nên thuê họ vào làm lao động theo những điều kiện thích hợp. Nhưng những công ty này lại buộc họ làm việc như những thực tập sinh hoặc sinh viên. Kết quả là những gánh nặng đè lên tinh thần và thể chất của họ. Chính phủ Nhật Bản nên nắm bắt các điều kiện thực tế của họ và có biện pháp ngăn chặn", ông Yamamura nói.
Shoichi Ibusuki, một luật sư chuyên về các vấn đề của thực tập sinh, thì cho rằng hệ thống đào tạo hiện nay khiến họ gặp khó khăn khi muốn khiếu nại nếu điều kiện làm việc hoặc tình trạng thể chất không tốt.
Theo Ibusuki, nhiều trường hợp học viên buộc phải gánh nợ trước khi sang Nhật Bản hoặc các tổ chức đã đưa họ sang đây cấm họ tham vấn các văn phòng kiểm định tiêu chuẩn lao động hoặc luật sư. Cũng có nhiều trường hợp sinh viên vừa đi học vừa làm thêm vượt quá giới hạn cho phép 28 giờ mỗi tuần để kiếm tiền trà nợ.
Các chuyên gia cho rằng việc cải thiện môi trường làm việc và áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cho các thực tập sinh, sinh viên nước ngoài là rất cần thiết.
Trước đó, theo Nikkei Asia, hơn 7.000 thực tập sinh nước ngoài ở Nhật Bản đã bỏ việc vào năm ngoái khi những người sử dụng lao động đòi hỏi họ phải làm việc trong nhiều giờ hoặc không trả đủ lương, phần lớn trong số đó là người Việt Nam.
“Những thực tập sinh Việt Nam đang phải đối mặt với những giờ làm việc đầy áp lực nhưng không muốn về nhà. Họ đã tìm được nơi tạm lánh và tìm cách ở lại Nhật Bản”, tờ Nikkei Asia thông tin.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
(VNF) - Trong bối cảnh thuế quan trả đũa khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt, người mua Trung Quốc đồng loạt bán lại sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ Mỹ. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa sụt giảm và các hợp đồng dài hạn bắt đầu có hiệu lực.
(VNF) - Trước thời điểm quyết định 9/4, thời hạn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực, làn sóng đàm phán thuế với Mỹ đang diễn ra dồn dập khi hơn 70 quốc gia đều nỗ lực vận động để trì hoãn hoặc được miễn trừ. Việt Nam, Nhật Bản, các nước EU và nhiều nền kinh tế mới nổi đều đang tích cực tiếp xúc, trong bối cảnh Mỹ chưa công bố rõ các điều kiện miễn trừ thuế quan.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cho biết họ “kiên quyết phản đối” lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
(VNF) - Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi đang đẩy thế giới vào vòng xoáy bất ổn thương mại, nhưng thay vì chỉ phòng thủ, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu sẵn sàng cạnh tranh để tái định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.