Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2020 vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong 2- 3 năm trở lại vẫn ì ạch và hầu như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư.
Còn các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước thì cung cấp sản phẩm nhỏ giọt. Trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2.000 sản phẩm/quý.
“Đây là con số quá nhỏ so với quy mô dân số gần 10 triệu dân của TP. Hà Nội”, VARS cho hay.
Cũng theo Hội môi giới, lượng cung mới từ các dự án bất động sản tại Hà Nội rất hiếm dòng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông… và tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao, đạt khoảng 70%.
Trong khi đó, phân khúc trung và cao cấp lại tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt, kể từ khi khủng hoảng do dịch Covid-19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể.
Về giá bán, Hội cho biết chưa thấy hiện tượng dự án bất động sản công bố giảm giá mà chỉ có chương trình tặng quà "khủng" và khuyến mại lớn ở một số dự án để kích cầu.
Nhìn chung, trong và sau dịch bệnh, giá bán căn hộ chung cư trung và cao cấp gần như không có biến động. Có một số dự án thuộc phân khúc bình dân hiện tại giá đã được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp.
“Do khan hiếm nguồn hàng chính thống, giá căn hộ các phân khúc đều đang ở ngưỡng trần nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Hòa Lạc…”, Hội môi giới cho hay.
Theo Hội môi giới, đây là những địa phương có chủ trương phát triển thành quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam, có công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị….
“Tuy nhiên thực tế đầu tư thì chưa hề ghi nhận hiện tượng nào và đến bao giờ những địa phương này có sự đầu tư đủ điều kiện nâng cấp thành quận, thành đô thị? Câu trả lời rất khó đoán trong bối cảnh chính quyền Hà Nội vẫn chưa có động thái quyết liệt hỗ trợ phát triển các dự án bất động sản”, Hội cho biết.
Đáng chú ý, theo VARS, hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp.
Theo đó, giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá trong làng chỉ vài trăm nghìn/m2 thì nay đã lên đến vài triệu, vài chục triệu/m2 thậm chí đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu/m2.
Từ thực tế đó, Hội môi giới bất động sản nhấn mạnh thị trường xuất hiện nghịch lý giá đất, một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, trong khi đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng/m2.
“Giá đất đai tại các địa phương bị đẩy lên cao đã làm chùn bước sự quan tâm của các nhà phát triển bất động sản. Bởi lẽ, giá đất quá cao khiến việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn”, Hội phân tích và cho biết đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui, sau khi vừa mới đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.