Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong năm 2021 và đầu năm 2022, một loạt dự án có quy mô hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn Hà Tĩnh đã được khởi công xây dựng, như: nhà máy pin VinES với tổng số vốn đăng ký 8.814 tỷ đồng; nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II với tổng số vốn đăng ký gần 2,5 tỷ USD; dự án nhà máy luyện gang thép 500.000 tấn/năm với tổng vốn đăng ký gần 2.268 tỷ đồng;
triển khai dự án shophouse và khu dân cư nông thôn tại TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà với tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng; 3 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (tại huyện Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ) với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng…; khánh thành, đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng tại khu kinh tế Vũng Áng...
Cụ thể hơn, tháng 8/2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Mỹ Hưng (có trụ sở đóng tại xóm 6, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất đã triển khai dự án shophouse và hạ tầng khu dân cư nông thôn tại xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà và phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh trên quy mô diện tích hơn 70.000m2.
Tiếp đó, vào tháng 12/2021, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin VinES tại thị xã Kỳ Anh- Hà Tĩnh có quy mô giai đoạn I là 8ha, với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy này sẽ cung cấp pin Lithium dành cho các dòng xe ô tô điện và bus điện của VinFast.
Với mức độ tự động cao trên 80%, đây sẽ là nhà máy sản xuất pin đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam, sử dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Toàn bộ hạ tầng của nhà máy gồm các phân xưởng đúc linh kiện, hàn tổ hợp và đóng gói (pack pin) sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo công suất 100.000 pack pin/năm.
Giai đoạn 2, nhà máy sẽ mở rộng để sản xuất các tế bào pin và nâng cao công suất tới 1 triệu pack pin/năm. Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút hàng nghìn lao động trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Việt Quang - Phó chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Vingroup cho biết: “Việc nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất pin tại khu kinh tế Vũng Áng là một trong những nỗ lực thiết lập hệ sinh thái năng lượng sạch, góp phần nội địa hóa nguồn cung của VinFast…”
Cùng với dự án nhà máy sản xuất pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng, dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II cũng được khởi công xây dựng giai đoạn này đã khẳng định được quyết tâm vượt khó của các doanh nghiệp trong giai đoạn “bão” Covid-19.
Theo đó, dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II có công suất 1.330 MW với kinh phí 2,2 tỷ USD được đầu tư theo hình thức BOT do VAPCO làm chủ đầu tư. Dự án sẽ xây dựng nhà máy chính, cầu cảng bốc dỡ than, bãi thải tro xỉ, các công trình phụ trợ liên quan tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Dự án do các nhà thầu: liên danh Công ty TNHH Xây dựng & Công nghiệp nặng Doosan, Tập đoàn Samsung C&T, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương thi công từ đầu tháng 12/2021 và dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành trong năm 2025.
Một công trình lớn có ý nghĩa quan trọng nối liền mạch máu giao thông phát triển kinh tế vùng đang được các đơn vị thi công hoàn thiện đưa vào sử dụng trong năm 2022 đó là dự án đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng đoạn Kỳ Xuân - Kỳ Ninh có tổng chiều dài tuyến 17,29 km.
Ông Trần Văn Tùng - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, cho biết khi hoàn thành toàn tuyến, đường ven biển Hà Tĩnh sẽ góp phần chia sẻ lưu lượng xe cho quốc lộ 1 qua địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai. Tuyến đường cũng giúp kết nối vùng kinh tế Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình, đóng vai trò động lực xây dựng các khu kinh tế trọng điểm 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, hình thành chuỗi các khu kinh tế nhằm phát huy thế mạnh khu vực.
Ngoài những dự án trên, hiện nay hàng loạt dự án khác tại các cụm công nghiệp ở các huyện như Cẩm Xuyên, Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Sơn… cũng đang được đầu tư xây dựng báo hiệu lên những khởi sắc trong năm 2022 đối với lĩnh vực thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh.
Đánh giá về kết quả thu hút đầu tư của Hà Tĩnh trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 vừa qua, ông Trần Việt Hà - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã chia sẻ, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh đến nay có thể xem là điểm sáng trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-9. Năm 2021 và đầu năm 2022 tỉnh thu hút được trên 54 dự án đầu tư mới, trong đó có 53 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư lên đến 15.270 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 2,5 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết quý I/2022, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ước đạt 6.150,49 tỷ đồng, tăng 23,06% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.496,06 tỷ đồng, tăng 20,52% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngoài nhà nước ước đạt 3.629,59 tỷ đồng, tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ước đạt 1.024,83 tỷ đồng, bằng 372,14% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngoài những dự án đã được đầu tư, nhiều nhà đầu tư lớn đã nghiên cứu, đề xuất đầu tư vào Hà Tĩnh như: khu công nghiệp ô tô và linh kiện phụ trợ, khu nghỉ dưỡng Kỳ Ninh của Tập đoàn Vingroup; dự án sân golf quốc tế Thịnh Lộc của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Thịnh Lộc; khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà của Tập đoàn VSIP… Các dự án này hình thành là những tín hiệu vui tạo hiệu ứng tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.