'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, nguồn thạo tin này cho biết Tencent có thể phải đối mặt với khoản phạt tối thiểu 10 tỷ nhân dân tệ (1,54 tỷ USD), thấp hơn so với khoản phạt 2,8 tỷ USD mà Alibaba phải gánh chịu hồi đầu tháng này.
Tencent phải đối mặt với hình phạt này vì không báo cáo chính xác các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ để nhà chức trách xem xét về hành vi độc quyền cũng như vi phạm cạnh tranh ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến.
Tencent là tập đoàn phát triển trò chơi điện tử lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, Tencent còn xây dựng một hệ sinh thái internet lớn mạnh với mạng xã hội, thanh toán di động, ứng dụng âm nhạc và video, cũng như điện toán đám mây…
Các nguồn thạo tin của Reuters cho biết Cơ quan Quản lý Thị trường Quốc gia Trung Quốc (SAMR) hiện đang nhắm tới tập đoàn giải trí âm nhạc TME của Tencent, công ty đã được tách ra và niêm yết tại Mỹ vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, các mảng kinh doanh cốt lõi của Tencent là trò chơi điện tử và WeChat có thể không bị tác động, một nguồn thạo tin cho biết.
Họ nói thêm rằng Tencent đang tích cực vận động hành lang để có một hình phạt “khoan hồng” hơn.
"Tencent không ngại trả một khoản tiền phạt khổng lồ và sẵn sàng trả nhiều hơn nếu cần, miễn là các mảng kinh doanh cốt lõi của họ vẫn còn nguyên vẹn", một nguồn thạo tin cho biết.
Hiện tại, cả SAMR và Tencent đều không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Tencent và Alibaba là hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, với giá trị thị trường lần lượt là 776 tỷ USD và 642 tỷ USD.
Sau quá trình điều tra chống độc quyền từ tháng 12 năm ngoái, SAMR ngày 9/4 mới đây đã áp mức án phạt 18,23 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỷ USD) đối với Alibaba.
SAMR cáo buộc Alibaba lợi dụng vị thế thống trị thị trường của mình để trục lợi.
Cụ thể, SAMR cho biết Alibaba đã buộc các tiểu thương chọn một trong hai nền tảng để kinh doanh, thay vì được sử dụng cả hai. Giới chức cho rằng chính sách này, cùng nhiều động thái khác, đã giúp Alibaba củng cố vị thế trên thị trường và giành lợi thế không công bằng trước các đối thủ.
Án phạt 18,23 tỷ nhân dân tệ tương đương 4% doanh thu của Alibaba năm 2019 và cũng là khoản phạt lớn nhất về độc quyền đến nay tại Trung Quốc.
Ngoài việc nộp phạt, Alibaba cũng bị yêu cầu triển khai "các biện pháp khắc phục toàn diện", bao gồm tăng cường kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng, bảo vệ các doanh nghiệp trên nền tảng của mình và quyền lợi của người tiêu dùng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi giữa tháng 3 đã yêu cầu các nhà quản lý phải tăng cường giám sát các công ty vông nghệ, ngăn chặn tình trạng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh công bằng, ngừng tăng vốn vô tội vạ. Bên cạnh đó, ông yêu cầu các công ty công nghệ cần phải đảm bảo việc bảo mật dữ liệu và giám sắt chặt chẽ các hoạt động tài chính.
Xem thêm >> Philippines: 'Trung Quốc không có quyền ra lệnh ở Biển Đông'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.