Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo của OECD, cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ những năm 1970 sẽ gây ra sự suy giảm kinh tế trên toàn thế giới, trong đó khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại từ 3,1% trong năm nay xuống 2,2% vào năm 2023, trước khi tăng tốc lên 2,7% vào năm 2024.
"Chúng tôi không dự đoán một cuộc suy thoái, nhưng chúng tôi chắc chắn đang dự đoán một giai đoạn suy yếu rõ rệt," Giám đốc OECD Mathias Cormann cho biết.
Nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu gồm 19 quốc gia được dự đoán sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, sau đó giảm xuống 0,5% vào năm 2023, trước khi phục hồi để tăng trưởng 1,4% vào năm 2024.
Con số này tốt hơn một chút so với triển vọng hồi tháng 9 của OECD với ước tính mức tăng trưởng là 3,1% trong năm nay và 0,3% vào năm 2023.
OECD cũng dự đoán mức giảm 0,3% trong năm tới tại cường quốc khu vực đồng euro là Đức, nơi có nền kinh tế định hướng công nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Pháp, vốn ít phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga, dự kiến sẽ tăng trưởng 0,6% trong năm 2023. Tăng trưởng của Ý được dự báo ở mức 0,2%.
"Thị trường năng lượng sẽ vẫn là mối rủi ro lớn. Châu Âu đã đi một chặng đường dài để bổ sung trữ lượng khí đốt tự nhiên và hạn chế nhu cầu, nhưng mùa đông năm nay ở Bắc Bán cầu chắc chắn sẽ đầy thách thức.
Tình hình có thể còn phức tạp hơn vào mùa đông năm 2023 - 2024, vì việc bổ sung trữ lượng khí đốt có thể khó khăn hơn vào năm tới.
Giá khí đốt cao hơn, hoặc sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt hoàn toàn, sẽ dẫn đến tăng trưởng yếu hơn đáng kể và lạm phát cao hơn ở châu Âu vào năm 2023 và 2024", trích báo cáo của OECD về Triển vọng Kinh tế Eurozone.
"Lạm phát ở nhóm các nước OECD sẽ chạm 9,4% năm nay. Chúng tôi tin rằng lạm phát sẽ chậm lại khi các chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu phát huy hiệu quả, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, áp lực giá năng lượng, qua đó kéo chi phí vận tải và giao nhận hàng hóa trở lại mức bình thường. Chúng tôi dự báo lạm phát sẽ giảm xuống còn 6,6% năm 2023", ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD, đánh giá.
Cũng theo OECD, bất chất nguy cơ suy thoái, việc chống lạm phát vẫn phải là ưu tiên hàng đầu và tổ chức này khuyến nghị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nên tăng lãi suất từ mức 1,5% hiện nay lên 4% hoặc 4,25% vào giữa năm 2023, cao hơn nhiều so với con số mục tiêu 3% mà các tổ chức nghiên cứu đưa ra trước đó.
Hơn một nửa số nước khu vực đồng euro ghi nhận tỷ lệ lạm phát hai con số trong tháng 10, bao gồm Đức 11,6%, Bỉ 13,1% và Hà Lan 16,8%. Pháp có tỷ lệ thấp nhất, ở mức 7,1%.
Xem thêm >> Ukraine đạt được thỏa thuận với IMF, mở đường cho hàng tỷ USD viện trợ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.