Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chia sẻ tại toạ đàm tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội do báo Thanh Niên tổ chức, ông Nguyễn Hữu Đường cho biết doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào phân khúc nhà này.
Ông chia sẻ Tập đoàn Hòa Bình có 2 khu đất sạch ở quận Hoàng Mai (Hà Nội). Các khu đất này có quy hoạch của UBND TP. Hà Nội từ năm 2015, rất chi tiết về mật độ, chiều cao, dân số… Tuy nhiên, khi làm thủ tục làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp phải mất hơn 500 ngày mới được cấp chủ trương đầu tư dự án cho 1 khu đất.
Khu đất còn lại, ông Đường bày tỏ cũng sẽ sớm được xem xét cấp chủ trương đầu tư vì tất cả đều đúng pháp luật.
Theo ông Đường, 2 khu đất này nếu làm nhà ở thương mại diện tích xây dựng khoảng 150.000m2, doanh nghiệp sẽ lời khoảng 2.500 tỷ đồng. Còn ông làm nhà ở xã hội chỉ lời được khoảng 10%, tính ra lãi 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, làm nhà ở xã hội sẽ giải quyết được vấn đề là bán cho tất cả mọi đối tượng trong hệ thống chính trị: công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong các lực lương vũ trang, sinh viên…
"Vấn đề làm nhà ở xã hội phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của lãnh đạo thành phố", ông Đường nói và cho hay thời điểm Hòa Bình Group quảng bá dự án, công bố căn hộ mẫu thì nhu cầu đăng ký mua của người dân, cán bộ rất lớn. Do đó, ông mong được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng… quan tâm hơn nữa về thủ tục hành chính về nhà ở xã hội để thúc đẩy tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong thời gian tới, ông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố mở rộng đối tượng mua nhà, cho người dân có đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội đăng ký. Theo tính toán, tối thiểu cũng gần 20 triệu người đang có nhu cầu nhà ở xã hội. Trong vòng 20 - 30 năm tới, phân khúc này luôn có nhu cầu.
Ở góc nhìn chuyên gia, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh vướng mắc thủ tục hành chính là điểm chung hiện nay. Trong phê duyệt chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài từng nói không cần ưu đãi về đất, về thuế… Tất cả những cái đó là vô nghĩa mà chỉ cần duy nhất một điều kiện là đơn giản thủ tục hành chính. Chủ trương cải cách hành chính được thực hiện từ rất lâu rồi nhưng hiện nay có biểu hiện phức tạp hơn.
"Ngay như trong câu chuyện anh Đường nói trên, dự án đất của tư nhân, đáng nhẽ phải khuyến khích nhưng lại thủ tục phức tạp. Tôi đã từng nói chuyện với Phó chủ tịch Hà Nội về dự án của anh Đường. Tại sao có dự án đúng quy hoạch, ủng hộ để phát triển nhà ở xã hội của tư nhân lại khó khăn thế? Anh ấy nói ý cũng như anh Đường, 'đất này là đất vàng thì lãng phí lắm'", GS Võ kể.
Theo GS Võ, một trong những vấn đề phải tháo gỡ cho nhà ở xã hội bây giờ là thủ tục hành chính. "Người ta có thể thay đổi thủ tục hành chính nhưng lại đẻ ra thủ tục con, nhiều nơi đã đẻ ra nhiều thủ tục con".
"Tôi nhớ khi làm ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi gửi văn bản đi các nơi, sau 5 ngày, nếu không có ý kiến thì coi như đồng ý. Nhưng bây giờ, chúng ta cứ chịu trận thủ tục hành chính bôi bác ra dài dòng, phức tạp và ai trả chi phí cho cái đó? Nhà đầu tư phải trả chứ ai trả, vì dự án cứ nằm yên một ngày thì chi phí chuẩn bị đầu tư đọng lại, lãi suất tăng lên…
"Tôi cho rằng thủ tục hành chính là vấn đề đặc biệt, rất đáng quan tâm cho những khu vực có nhà ở xã hội, bởi chúng ta phải tiết kiệm rất nhiều chi phí để tạo lập nó", ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.