Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 13/8, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại phiên giải trình, ông Nguyễn Đức Chung cho hay từ ngày 1/8/2008 đến 10/8/2018, các cấp thành phố đã phê duyệt 1.023 dự án với tổng số vốn 846.244 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách. Trong đó, số dự án chậm triển khai là 161, chiếm 15,7%.
Theo ông Chung, có những dự án đã chậm 16 – 17 năm. Thời gian qua đã thu hồi 32 dự án.
“Sau phiên họp này, thành phố sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi”, ông nói.
Đề cập về công tác rà soát để thu hồi, ông Chung cho biết thành phố đã mời các chủ đầu tư đến đối thoại. Theo đó, những dự án có những vướng mắc khó khăn có thể tháo gỡ được, thành phố sẽ tháo gỡ để cho họ đầu tư. Những dự án không thể tháo gỡ được, thực sự phải thu hồi thì kiên quyết thu hồi.
Ông Chung ví dụ với 46 dự án ở Mê Linh được cấp phép đầu tư vào tháng 7/2008, hiện nay có 8 nhà đầu tư mời 10 lần không lên thì thành phố sẽ thu hồi 8 dự án đó.
“Còn 38 dự án đang vướng mắc chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất, liên quan đất dịch vụ mà cần phải có sự hỗ trợ, trả lời giúp đỡ của các Bộ thì chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, sớm có trả lời thỏa đáng cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở xác định lại nhu cầu của các nhà đầu tư, sẽ phải cam kết thời gian thực hiện, nếu không được thì cũng kiên quyết thu hồi”, ông Chung nói.
Cũng tại phiên giải trình, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có những lý giải về nguyên nhân dự án chậm triển khai.
Theo ông Đông, một trong những nguyên nhân chính là do chính sách đất đai thay đổi dẫn đến việc giải tỏa mặt bằng chậm chễ. Nhiều chủ đầu tư chậm phối hợp với cơ quan nhà nước tháo gỡ các vướng mắc về giải tỏa mặt bằng.
Một lý do khác là thị trường bất động sản đóng băng trong giai đoạn 2012-2015 và do triển khai quy hoạch chung Hà Nội, hàng loạt dự án phải tạm dừng triển khai để điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch (240 dự án phải điều chỉnh)…
Ông Đông cho biết tới đây thành phố sẽ kiên quyết không cấp dự án mới cho các chủ đầu tư có dự án vi phạm. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu cho thành phố nâng mức xử phạt (mức phạt cao nhất hiện hành là 1 tỷ đồng) đối với các dự án chậm tiến độ để nâng cao tính răn đe.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ không gia hạn cho những dự án chậm từ 5-10 năm, trừ trường hợp bất khả kháng. Còn chủ đầu tư cố tình chậm thì sẽ thu hồi”, ông nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.