Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/5 đã ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với các mối đe dọa chống lại công nghệ Mỹ.
Theo sắc lệnh, Tổng thống Mỹ ủy quyền cho Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tham khảo ý kiến với các quan chức cấp cao khác để chặn các giao dịch liên quan đến công nghệ thông tin hoặc truyền thông gây rủi ro đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Cũng theo sắc lệnh, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố bổ sung Huawei Technologies và 68 chi nhánh của tập đoàn này tại hơn hai chục quốc gia vào cái gọi là "Danh sách thực thể" (Entity List) của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS).
Việc bổ sung này có nghĩa là các công ty Mỹ không thể bán hoặc chuyển giao công nghệ cho Huawei mà không có giấy phép do BIS cấp.
Để có được sự chấp thuận như vậy sẽ không dễ dàng. Chính phủ Mỹ sẽ xem xét các đơn xin cấp phép theo "chính sách giả định từ chối" với những điều kiện rất khắt khe.
Điều đó có thể khiến Huawei khó kinh doanh hơn, vì hãng này đang phụ thuộc vào một số nhà cung cấp tại Mỹ cho nhiều bộ phận linh kiện trong thiết bị.
Mặc dù là tập đoàn dẫn đầu về công nghệ 5G, song Huawei hiện nay vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài cho các linh kiện.
Trả lời phỏng vấn ngày 18/5, đề cập tới sắc lệnh mới của chính quyền Mỹ, ông Nhậm Chính Phi cho biết Huawei đã “chuẩn bị sẵn sàng cho việc này” đồng thời khẳng định rằng tập đoàn này sẽ tiếp tục tự phát triển các linh kiện để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài.
“Chúng tôi không làm bất kỳ điều gì phạm luật. Tốc độ tăng trưởng của Huawei có thể chậm lại, nhưng không đáng kể”, nhà sáng lập tập đoàn Huawei khẳng định.
Ông Nhậm tuyên bố rằng Huawei sẽ không khuất phục trước sức ép từ Mỹ.
Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất và nhà phân phối smartphone lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc này vẫn phải phụ thuộc vào những linh kiện cốt lõi được cung cấp bởi các đối tác Mỹ.
Trong năm 2018, Huawei mua số linh kiện trị giá 70 tỷ USD từ 13.000 nhà cung cấp. Trong đó, khoảng 11 tỷ USD đã được chi cho các doanh nghiệp Mỹ, gồm chip máy tính từ Qualcomm và Broadcom, hệ thống phần mềm của Microsoft, Android của Google...
Bên cạnh đó, Huawei đã ký hàng chục hợp đồng thương mại 5G khắp thế giới, gồm 25 tại châu Âu và 10 tại Trung Đông. Việc thực hiện các hợp đồng cũng có thể sẽ khó hơn nếu Huawei không có chip máy tính và phần mềm của các nhà cung cấp Mỹ.
Xem thêm >> Bán thông tin mật cho Trung Quốc lấy 25.000 USD, cựu điệp viên CIA lĩnh án 20 năm tù
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.