PBOC biến lời đe dọa thành hành động, thị trường trái phiếu Trung Quốc 'rung chuyển'

Hải Đăng - 12/08/2024 13:33 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường trái phiếu Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai thế giới, đang trong tình trạng căng thẳng sau một tuần đầy biến động khi ngân hàng trung ương bắt đầu can thiệp mạnh tay để ngăn chặn sự sụt giảm lợi suất ngay cả khi nền kinh tế đang gặp khó khăn.

PBOC biến lời đe dọa thành hành động

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ bong bóng có khả năng gây mất ổn định khi các nhà đầu tư chạy theo trái phiếu chính phủ và tháo chạy khỏi cổ phiếu và thị trường bất động sản đang lao dốc, trong khi các ngân hàng cắt giảm lãi suất tiền gửi. Lợi suất giảm cũng làm phức tạp thêm nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ đang suy yếu của PBOC.

Nhưng khi PBOC biến lời đe dọa thành hành động để chế ngự những nhà đầu cơ trái phiếu, các nhà chức trách đã mở ra một mặt trận mới sau cuộc chiến lâu dài chống lại những nhà đầu cơ và những biến động giá không mong muốn trên thị trường chứng khoán và tiền tệ của nước này.

Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) (Ảnh: REUTERS/Jason Lee)

Ông Ryan Yonk, nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Mỹ, cho biết: "Không giống như phương Tây, thị trường tài chính của Trung Quốc, bao gồm cả thị trường trái phiếu, phải chịu sự điều chỉnh từ trên xuống".

Khi nền kinh tế trì trệ, "các quan chức Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khó khăn ngày càng tăng trong việc duy trì các thị trường tài chính được kiểm soát chặt chẽ như vậy và có khả năng sẽ có thêm các biện pháp can thiệp", ông Ryan nhấn mạnh thêm.

Nhưng các nhà đầu tư trung thành cho biết thị trường trái phiếu chính phủ vẫn còn triển vọng, với lý do là nền kinh tế Trung Quốc không ổn định, áp lực giảm phát và nhu cầu của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro thấp.

"Chúng tôi vẫn tích cực và lạc quan", một nhà quản lý quỹ trái phiếu cho biết. Ông đồng thời nhấn mạnh rằng ông không hề nao núng trước những động thái chưa từng có của chính phủ nhằm hạ nhiệt thị trường trái phiếu kho bạc đang sôi động và ngăn chặn đà giảm mạnh của lợi suất, vốn biến động ngược với giá cả.

Phát súng đầu tiên

Phát súng đầu tiên đã nổ ra vào đầu tuần trước, khi lợi suất trái phiếu dài hạn của Trung Quốc đạt mức thấp kỷ lục trong bối cảnh thị trường toàn cầu lao dốc khiến tiền đổ vào các kênh trú ẩn an toàn như trái phiếu kho bạc.

Các ngân hàng nhà nước đã bán ra một lượng lớn trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 30 năm sau khi giá trái phiếu kho bạc tương lai tăng lên mức cao kỷ lục.

Các nhà giao dịch cho biết hoạt động bán nợ của các ngân hàng nhà nước, được xác nhận bởi dữ liệu và các nhà giao dịch, đã tiếp tục diễn ra trong suốt tuần, phản ánh cách ngân hàng trung ương đôi khi sử dụng các ngân hàng lớn làm tác nhân để tác động đến thị trường tiền tệ nhân dân tệ.

Vào cuối ngày 9/8, ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ dần tăng cường mua và bán trái phiếu kho bạc trong các hoạt động thị trường mở.

Thống đốc PBOC Phan Công Thắng (Pan Gongsheng) trước đây là người đứng đầu cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc, vì vậy "có vẻ như đây cũng là chiến lược tương tự", một nhà quản lý quỹ có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

Trong một cảnh báo khác đối với những người mua trái phiếu, PBOC đã ngừng cung cấp tiền mặt thông qua các hoạt động thị trường mở vào ngày 7/8 lần đầu tiên kể từ năm 2020, góp phần vào đợt rút tiền mặt hàng tuần lớn nhất trong bốn tháng để hỗ trợ lợi suất.

Một đòn giáng mạnh nữa vào tâm lý thị trường là cơ quan giám sát liên ngân hàng Trung Quốc cho biết họ sẽ điều tra bốn ngân hàng thương mại nông thôn vì nghi ngờ thao túng thị trường trái phiếu và sẽ báo cáo một số tổ chức tài chính có hành vi sai trái lên PBOC để xử phạt.

“Thanh kiếm Damocles đang giáng xuống”

Chắc chắn, hàng loạt biện pháp đã khiến một số nhà đầu tư thận trọng. Cả trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 30 năm của Trung Quốc đều ghi nhận mức giảm hàng tuần đầu tiên trong một tháng.

Ông Kiyong Seong, chiến lược gia vĩ mô hàng đầu châu Á tại Societe Generale, cho biết: "Xét đến mọi yếu tố, sẽ là khôn ngoan nếu thận trọng hơn nữa đối với rủi ro thời hạn trái phiếu Trung Quốc", ám chỉ đến rủi ro khi nắm giữ trái phiếu dài hạn.

"Mặc dù quy mô của bất kỳ đợt bán tháo trái phiếu Trung Quốc nào có thể không đáng kể trong trung và dài hạn do đà tăng trưởng mong manh ở Trung Quốc, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, việc theo đuổi lợi nhuận kỳ hạn ở Trung Quốc dường như không phù hợp", ông Kiyong nhấn mạnh thêm.

Ông Tan Yiming, nhà phân tích tại Minsheng Securities, đã viết trong một ghi chú: "Thanh kiếm Damocles đang giáng xuống".

Nhưng trong bối cảnh được gọi là "đói tài sản" khi các tài sản có lợi suất cao đang khan hiếm, "con bò trái phiếu vẫn sống sót", ông Tan cho biết.

Người quản lý quỹ có trụ sở tại Thượng Hải cho biết không có lý do gì để thận trọng khi chưa thấy dấu hiệu rõ ràng về sự cải thiện kinh tế và chiến lược của ông là "mua khi giá giảm".

"Bạn không thể thay đổi hướng thị trường bằng các công cụ kỹ thuật, cũng giống như bạn không thể thay đổi nhiệt độ bằng cách điều chỉnh nhiệt kế", ông nói.

Ông cho biết động thái của PBOC có thể thay đổi tốc độ tăng giá trái phiếu, nhưng không phải xu hướng tăng. "Nếu bạn giữ đủ lâu, bạn sẽ kiếm được tiền", ông Tan nhấn mạnh thêm.

Tuy nhiên, sự biến động gia tăng cho thấy ít nhất ngân hàng trung ương cũng đã đạt được một số tiến triển trong việc khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc.

Ông Chun Lai Wu, giám đốc Phân bổ tài sản châu Á tại UBS Global Wealth Management, cảnh báo rằng sự hỗ trợ dự kiến cho trái phiếu Trung Quốc từ bất kỳ biện pháp nới lỏng tiền tệ nào có thể sẽ bị bù đắp phần nào bởi việc tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm của Trung Quốc hiện ở mức khoảng 2,37%, so với mức 3% của một năm trước.

"Về lâu dài, chúng ta có thể thấy ... lợi suất tăng cao hơn, có thể lên tới 2,5%, nếu thực sự chúng ta thấy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và lạm phát bắt đầu quay trở lại", ông Chun nhấn mạnh thêm.

Theo Reuters
Chứng khoán toàn cầu bị ‘đánh thức’ khỏi giấc mơ Mỹ hạ cánh mềm

Chứng khoán toàn cầu bị ‘đánh thức’ khỏi giấc mơ Mỹ hạ cánh mềm

Tài chính quốc tế
(VNF) - Từ Tokyo đến Seoul, từ London đến Frankfurt, màn hình của các nhà giao dịch cổ phiếu tràn ngập màu đỏ vào phiên 5/8. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Nhật Bản và cổ phiếu trí tuệ nhân tạo đắt đỏ là một trong những yếu tố tác động, nhưng nỗi sợ lớn nhất của thị trường là suy thoái kinh tế ở Mỹ.
Cùng chuyên mục
Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Một chủ tàu du lịch ở Cảng quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) có 6 chiếc bị chìm, ước tính thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

(VNF) - Con số này cho thấy Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

(VNF) - Kho bạc Nhà nước bơm lượng lớn VND; USD giảm sâu; Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay; tín dụng bất động sản tại TP.HCM tăng cao... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.