Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, tổng số dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 khoảng 559 dự án. Trong đó, nhà ở thương mại, khu đô thị, Khu nhà ở, khép kín khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khoảng 513 dự án; nhà ở xã hội khoảng 18 dự án; nhà ở tái định cư (giao đất cho các hộ dân tự xây dựng nhà ở) khoảng 28 dự án.
Cũng theo kế hoạch, diện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà ở cần phải bố trí trong giai đoạn này khoảng 796,09ha; trong đó, diện tích đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 424,59ha, diện tích đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 53,13ha, diện tích đất phát triển nhà ở tái định cư khoảng 24,27ha và diện tích đất nhà ở dân tự xây là 294,09ha. Tổng nguồn vốn cần có để phát triển nhà ở giai đoạn này khoảng hơn 77.300 tỷ đồng.
Theo kế hoạch này, khu vực đô thị được phát triển nhà ở dưới hình thức xây mới và cải tạo khu đô thị, khu nhà ở đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, đặc biệt là đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhà máy xử lý rác thải (nếu có) và các bãi xe công cộng đồng bộ trong các dự án nhà ở, dự án khu đô thị.
Đối với khu vực nông thôn phát triển nhà ở theo phương thức đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ sau đó chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc - quy hoạch được phê duyệt.
Theo đó, phát triển nhà ở với các hình thức: thương mại, xã hội, công vụ, tái định cư, do người dân tự xây. Trong đó, nhà ở xã hội bố trí quỹ đất, lập danh mục kêu gọi thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội.
Đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) theo mức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2025.
Đối với các hộ nghèo tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ cải thiện nhà ở theo hướng: Hỗ trợ từ ngân sách trung ương; các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ từ các nguồn vốn hợp pháp khác; tăng chất lượng và tăng diện tích tối thiểu của ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu (bão, lũ, sạt lở đất...), hỗ trợ theo hướng cho vay ưu đãi để xây mới, cải tạo, sửa chữa nâng cao chất lượng căn nhà, tăng khả năng chống chịu của nhà ở; đối với một số khu vực nguy hiểm thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại các khu vực an toàn từ nguồn ngân sách nhà nước.
“Năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 24,83 m²/người (trong đó khu vực đô thị đạt 28,94 m²/người; khu vực nông thôn đạt 22,84 m²/người). Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,14 m²/người (khu vực đô thị đạt 31,81 m²/người; khu vực nông thôn đạt 23,65 m²/người). Chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2 sàn/người. Nâng tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố và thiếu kiên cố toàn tỉnh đạt 99%; giảm tỷ lệ nhà đơn sơ toàn tỉnh từ 1,82% xuống còn 1,0% (khu vực đô thị phấn đấu xóa hết nhà đơn sơ)”, UBND tỉnh Phú Yên thông tin.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.