Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra hôm 1/4, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã giải thích về việc địa phương giao cho Công ty Cổ phần Bách Đạt An (có trụ sở tại Đà Nẵng) thực hiện dự án đường nối ĐT603A với tuyến ĐT607 (ở thị xã Điện Bàn, lý trình Km 2+487,7 - Km 4+378,85) theo hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng.
Theo ông Toàn, năm 2015, địa phương có mời gọi các doanh nghiệp đầu tư dự án đường nối ĐT603A với tuyến ĐT607. "Lúc đó chỉ có Công ty Cổ phần Bách Đạt An (trụ sở tại Đà Nẵng) tham gia đấu thầu nên được giao thầu", ông Toàn nói.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc giao cho Công ty Bách Đạt An làm 1,9km đường ở thị xã Điện Bàn là đúng Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư.
Dự án trên có chiều dài 1.891m, mặt cắt rộng 20m. Giá trị hợp đồng BT được ký kết hơn 69,3 tỷ đồng, không tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng do ngân sách nhà nước bố trí thực hiện.
Tỉnh Quảng Nam hoàn trả vốn đầu tư cho Công ty Cổ phần Bách Đạt An bằng quỹ đất (giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất của các dự án được giao) theo nguyên tắc ngang giá. Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư phải nộp phần tiền chênh lệch vào ngân sách.
Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam không trả lời thẳng vào câu hỏi việc giao 105ha đất cho doanh nghiệp có đấu giá hay không. Ông cho biết UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Thanh tra tỉnh vào cuộc, thanh tra toàn diện tất cả các dự án do Công ty Cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, trong đó có dự án đường nối ĐT603A với tuyến ĐT607.
Trong khi đó, thực tế Công ty Bách Đạt An đã phân lô, nhận tiền đặt cọc của khách hàng khi nhận 105ha đất. Hậu quả là nhiều tháng qua hàng nghìn người mua đã tập trung đông người, đòi sổ đỏ.
Theo ông Toàn, cả 6 dự án của Bách Đạt An chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, còn thiếu cơ sở pháp lý nên chưa được Sở Xây dựng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
"Công ty và khách hàng giao dịch ở ngoài địa phương nên chúng tôi không biết. Ở đây có cả những giao dịch ngầm khiến giá đất ở Quảng nam bị đẩy lên cao", ông Toàn nhận định.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thái, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng cũng khẳng định Công ty Bách Đạt An có dấu hiệu huy động vốn trái phép, giao dịch bất động sản với khách hàng trái pháp luật.
Viện dẫn Điều 41, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, ông Thái cho rằng việc Công ty Bách Đạt An ủy quyền cho đơn vị phân phối là Hoàng Nhất Nam ký hợp đồng, nhận tiền đặt cọc của khách hàng (bên thứ 3) là chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là quan hệ giao dịch dân sự được điều chỉnh tại Bộ luật Dân sự nên thẩm quyền giải quyết là của tòa án.
Phó chủ tịch UBND Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn khẳng định quan điểm của địa phương là sau khi có kết luận thanh tra, đơn vị sẽ làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân liên quan.
Trước đó, ngày 17/1, khoảng 1.000 người đặt cọc tiền mua đất ở các dự án trên tập trung tại trụ sở Công ty Cổ phần Bách Đạt An trên đường Nguyễn Du (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đòi sổ đỏ. Theo cam kết, tháng 12/2018, người dân sẽ được bàn giao sổ đỏ nhưng đến giờ vẫn chưa có.
Bà Lê Lan Hương, Chánh văn phòng Công ty Hoàng Nhất Nam, cho biết chủ đầu tư đã vi phạm hợp đồng khi không ra sổ đúng hạn.
Còn ông Lê Kim Hùng, đại diện pháp lý cho Bách Đạt An, lý giải không biết việc Công ty Hoàng Nhất Nam ký hợp đồng và nhận tiền của người dân nên đơn vị không chịu trách nhiệm "trả nợ" sổ đỏ cho 1.000 khách hàng nói trên.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.