Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo tổng hợp từ Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh, ngay sau khi khởi công dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Vân Đồn đã tổ chức phân đoạn dự án thành 14 gói thầu, thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu, yêu cầu các nhà thầu triển khai tập kết máy móc, thiết bị, nhân lực về vị trí thi công, dọn dẹp mặt bằng tuyến...
Tuy nhiên, đến nay trên toàn tuyến vẫn chưa có vị trí nào thi công vào các hạng mục kết cấu chính của cao tốc, mà mới chỉ triển khai các hạng mục chuẩn bị, như dọn dẹp thực bì, rà soát bãi đổ thải, mỏ đất và thi công đường công vụ.
Nguyên nhân của việc chậm trễ được xác định là do dự án còn gặp phải một số khó khăn. Đó là, để đáp ứng yêu cầu vận tải, kết nối phù hợp với quy hoạch mới của các địa phương, hồ sơ thiết kế dự án đang được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện điều chỉnh, thẩm định, nhằm nâng tốc độ tối đa toàn tuyến từ 100km/h lên 120km/h; điều chỉnh độ dốc, bổ sung tường phòng hộ để đảm bảo quy trình thiết kế đường cao tốc và giảm nguy cơ xảy ra sạt trượt...
Bên cạnh đó, đến nay công tác huy động vốn vay tín dụng, lãi suất vay của hợp đồng BOT giữa chủ đầu tư và ngân hàng vẫn chưa thống nhất khi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 88/2018TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính. Hiện còn 2/15 vị trí mỏ đất tại phường Hải Yên và xã Quảng Nghĩa (TP. Móng Cái) thuộc đất quốc phòng, 4/20 vị trí bãi đổ thải chưa hoàn thành thủ tục phê duyệt…
Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Sở GTVT phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thành bổ sung, điều chỉnh thiết kế trên nguyên tắc không vượt tổng mức đầu tư dự án đã được duyệt. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh lãi suất vay hợp đồng BOT theo quy định.
Đối với các mỏ đất và vị trí đổ thải, ngày 30/7/2019, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 192/NQ-HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, có nhu cầu mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh (đợt 3/2019). Trong đó, có diện tích thuộc các vị trí mỏ đất, bãi đổ thải của dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. UBND tỉnh cũng đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án...
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) có tổng mức 11.195 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 4/2019, dự kiến thời gian thi công trong 2 năm, khai thác trong vòng 19 năm, sau đó chuyển giao cho nhà nước quản lý.
Cao tốc được thiết kế dài gần 80km, rộng 25,25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa 120km/h, điểm đầu tiếp nối với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đi qua các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II tại TP. Móng Cái.
Để chuẩn bị cho triển khai dự án, trước đó Quảng Ninh đã bỏ vốn đối ứng, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với số tiền hơn 1.400 tỷ đồng (đến nay đã hoàn thành giải phóng mặt bằng).
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến TP. Móng Cái tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, là hành lang đường bộ và cửa ngõ giao thông kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam, ASEAN với Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển liên kết vùng.
Đồng thời, tạo thành trục cao tốc “xương sống” dọc tỉnh hoàn chỉnh với tổng chiều dài gần 200km, đóng góp 1/10 mục tiêu có 2.000km đường cao tốc vào năm 2020 được Chính phủ đặt ra.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.