'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 4/1, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Theo tờ trình này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063km, trong đó đã đưa vào khai thác 478km, đang đầu tư 829km, còn lại 756km chưa đầu tư.
Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ kiến nghị đầu tư 729km trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập (27km còn lại gồm đoạn Hòa Liên - Túy Loan triển khai theo dự án riêng và cầu Cần Thơ 2 đầu tư sau 2025).
Dự án có quy mô 4 làn xe (rộng 17 m); tốc độ 100 - 120 km/h; tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng. Về lộ trình triển khai dự án, Chính phủ cho biết nếu không phát sinh các tình huống phức tạp, đến năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần, đưa vào khai thác một số đoạn; các đoạn phức tạp về kỹ thuật như có cầu, hầm lớn, xử lý đất yếu... sẽ đưa vào khai thác năm 2026.
Việc thu phí dịch vụ được triển khai liên thông trên toàn bộ 12 dự án giai đoạn 2021-2025 và các dự án giai đoạn 2017-2020, áp dụng hình thức thu phí điện tử tự động không dừng, bố trí trạm tại các điểm ra, vào đường cao tốc, thu phí theo số km thực tế sử dụng.
Thẩm tra báo cáo nêu trên, Ủy ban Kinh tế đánh giá Chính phủ đề xuất đầu tư công để năm 2025 cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam là có cơ sở.
Tuy nhiên, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau dài 2.063km, đến nay đã đưa vào khai thác 478km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756km chưa đầu tư. Trong giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ chỉ đề xuất đầu tư dự án dài 729km, do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị giải trình, làm rõ hơn việc đầu tư 27km còn lại của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Cũng theo báo cáo thẩm tra, một số ý kiến đề nghị đầu tư dự án theo quy mô 4 làn xe với mặt đường 24,75m (bao gồm 2 làn dừng xe khẩn cấp) và giai đoạn sau sẽ mở rộng theo quy mô 6 làn xe 32,25 m để phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về đường ô tô cao tốc, đồng thời bảo đảm hiệu quả trong việc khai thác, tránh tốn nhiều chi phí trong giai đoạn mở rộng tuyến đường về sau, đặc biệt đối với một số đoạn có nền đất yếu như Cần Thơ - Cà Mau.
Ý kiến khác cho rằng việc đầu tư dự án theo quy mô mặt đường 24,75m sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 50.000 tỷ đồng trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn hiện nay là khó khả thi, do đó Ủy ban Kinh tế tán thành với đề xuất của Chính phủ, nhưng đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ hơn các đoạn tuyến của dự án đi trùng với các tuyến đường hiện hữu và phương án xử lý đối với các đoạn đi trùng trong quá trình thi công xây dựng dự án và sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng để tránh ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân xung quanh các dự án thành phần và hiệu quả của các dự án liên quan.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP trước đây đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giải ngân vốn theo kế hoạch.
Về thu hồi vốn đầu tư Chính phủ dự kiến sẽ thực hiện nhượng quyền thu phí các dự án thành phần của dự án. Tuy nhiên theo Ủy ban Kinh tế, cơ chế nhượng quyền thu phí, tổ chức thu phí các dự án đường cao tốc do nhà nước đầu tư đến nay vẫn chưa được ban hành theo yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, qua giám sát Ủy ban Kinh tế nhận thấy các quy định và công tác tổ chức thực hiện về thu phí tự động không dừng của các dự án giao thông BOT vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa được khắc phục, do đó có thể ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền thu phí.
Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, khắc phục những tồn tại hạn chế về nội dung này để bảo đảm thực hiện thành công việc nhượng quyền thu phí của dự án.
Có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu các phương án bán quyền thu phí (nhà đầu tư bỏ tiền ra đấu thầu quyền thu phí và tổ chức thực hiện thu phí hoàn vốn) hoặc đấu thầu dịch vụ thu phí (doanh nghiệp thực hiện thu phí cho nhà nước và hưởng phí dịch vụ thu phí) đối với dự án.
Về phương án phân chia các dự án thành phần, dự án được phân chia thành 12 dự án thành phần, trong đó có đoạn dài 88km (đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn), có đoạn chỉ dài 36km (đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi), do đó Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ tính hợp lý trong việc phân chia các dự án thành phần và việc triển khai thu phí về sau.
Về tiến độ hoàn thành dự án, dự án cần khoảng 3 năm để hoàn thiện các bước theo quy định để khởi công (quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu...) và khoảng 2 - 3 năm để thi công hoàn thành công trình, khả năng đến năm 2026 mới hoàn thành toàn tuyến. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại tiến độ hoàn thành của dự án.
Ngoài ra, qua kết quả thực hiện giám sát dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 cho thấy những khó khăn, vướng mắc về thiếu nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu tăng cao, bãi đổ thải... Có ý kiến đề nghị cần xây dựng phương án dự phòng vật liệu thay thế, bồi nguyên, hoàn trả đất đắp sau khi khai thác.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ trong giai đoạn sau cần có các giải pháp cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để xử lý những vấn đề nêu trên, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.