Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây (cũ) do Cienco 5 làm chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco5 Land).
Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT vào tháng 11/2007, được Bộ Giao thông vận tải thẩm định thiết kế cơ sở vào tháng 3/2008 và được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ra quyết định thực hiện vào tháng 4 cùng năm.
Tổng chiều dài dự án là 41,5km, mặt cắt ngang tuyến là 40m với 4 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/h.
Tuyến đường chạy qua địa phận quận Hà Đông (tại các phường Kiến Hưng, Phú Lương), huyện Thanh Oai (các xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thùy, Thanh văn, Tân Ước, Dân Hòa, Liên Châu), huyện Ứng Hoà (các xã Phương Tú, Trung Tú, Hoà Lâm, Trầm Lộng, Đại Hùng, Kim Đường), huyện Phú Xuyên (các xã Hồng Minh, Tri Trung, Phú Túc, Hoàng Long, Châu Can).
Điểm đầu tuyến đường tiếp giao đường Phúc La – Văn Phú (Kiến Hưng, Hà Đông). Điểm cuối tiếp giao Quốc lộ 1A – đoạn phía dưới cầu Giẽ (Châu Can, Phú Xuyên).
Tổng mức đầu tư của dự án là 5.156 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình thực hiện Dự án). Chủ đầu tư ước tính thời gian thực hiện tuyến đường là 5 năm.
Tuy nhiên, sau lễ khởi công 3 năm, "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn 2050" đã rút ngắn dự án xuống chỉ còn 19km, tổng vốn đầu tư được xác định lại chỉ còn 3.000 tỷ đồng.
Tháng 7/2016, Hà Nội lại thống nhất cho phép Cienco5 tiếp tục triển khai đoạn đường từ Km19 đến Km41+500. Cienco 5 đã tỏ ý liên doanh với Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát để thực hiện dự án này, song đến nay, ý tưởng hợp tác vẫn chưa được hai bên công bố chính thức.
Theo ghi nhận của VietnamFinance, dù đã trải qua gần một thập kỉ thi công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây vẫn chưa được hoàn thiện.
Cụ thể, Cienco 5 mới chỉ trải nhựa cho đoạn đường 6km – từ điểm đầu tuyến đến cổng chào xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai. 12km còn lại, Cienco 5 chỉ mới làm "cốt đường" (chưa trải nhựa) và khoảng 1,5km là chưa làm gì.
Ngay cả 6km đã trải nhựa, Cienco 5 cũng chưa làm "đến nơi đến chốn" khi đoạn đường còn chưa được phân làn, bố trí đèn, vỉa, cây xanh vv…
Hoạt động thi công dự án Thanh Hà làm tuyến đường thường xuyên chìm trong bụi mù mịt
Trên tuyến đường đã trải nhựa vẫn còn sửa chữa tại một số điểm
Tuyến đường chưa được bố trí đèn đường, cây xanh
Cienco 5 mới chỉ đổ nhựa 6km, đoạn còn lại mới chỉ có cốt đường
Cổng chào xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai - điểm cuối của đoạn đường được Cienco 5 trải nhựa
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây có một số sai phạm trong tính toán tổng vốn đầu tư. Cụ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 290 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư dự án BT là chưa có cơ sở. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị tổng vốn đầu tư để kí hợp đồng sai tăng 920 tỷ đồng, gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định giá trị để giao đất của các dự án khác đối ứng dự án BT.
UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc các quy định của hợp đồng BT đã kí kết. Nhà đầu tư (Cienco 5) đã chiếm dụng ngân sách nhà nước trong thời gian dài đối với số tiền chênh lệch phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước là 510 tỷ đồng (tại thời điểm tháng 4/2008).
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc UBND thành phố Hà Nội có biểu hiện buông lỏng trong công tác quản lý, giám sát và đôn đốc nhà đầu tư thực hiện việc thu, nộp tiền theo quy định.
Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, Cienco 5 còn không chấp hành cung cấp tài liệu, có biểu hiện chống đối, cản trở hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đến kế hoạch, nội dung, tiến độ và thời gian thanh tra; vi phạm quy định tại Khoản 6, Điều 13, khoản 1 Điều 4; khoản 2 Điều 58 Luật Thanh tra.
Với các sai phạm như trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Cienco 5 nộp ngay vào ngân sách nhà nước 1.4289tỷ đồng (920 tỷ đồng chi phí lãi vay và 510 tỷ đồng chênh lệch giữa giá trị tiền sử dụng đất và công trình BT). Đây là giá trị chênh lệch của toàn bộ Hợp đồng BT đối trừ vào tiền sử dụng đất của các dự án khác và xác định tiền lãi chậm nộp do chiếm dụng vốn tại các thời điểm để yêu cầu nhà đầu tư nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Dự án BT và dự án khu đô thị (dự án khác) đã bị chậm tiến độ (cơ bản chưa được triển khai nhiều) đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan đến việc tham mưu lựa chọn nhà đầu tư, tiến hành xem xét, đánh giá toàn bộ năng lực tài chính của nhà đầu tư để quyết định việc tiếp tục triển khai, thực hiện và hoàn thành dự án BT.
Thực hiện dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây, Cienco 5 được UBND thành phố Hà Nội "đổi" cho 3 khu đô thị gồm: Khu đô thị Thanh Hà A Cienco 5, Khu đô thị Thanh Hà B Cienco 5 và Khu đô thị Mỹ Hưng Cienco 5. Các dự án khu đô thị này này đã được UBND tỉnh Hà Tây ra các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 (tháng 3/2008) và cho phép đầu tư xây dựng (tháng 4/2008).
Cụ thể, Khu đô thị mới Thanh Hà A (nằm tại phường Phú Lương, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) có diện tích 195,51 ha, tổng mức đầu tư 4.378 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất là 2.428 tỷ đồng.
Khu đô thị mới Thanh Hà B (phường Phú Lương - Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) diện tích 193,22 ha, tổng mức đầu tư là 3.641 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất là 2.033 tỷ đồng.
Khu đô thị Mỹ Hưng (xã Mỹ Hưng, Tam Hưng và Cự Khê thuộc huyện Thanh Oai), diện tích 182 ha, tổng mức đầu tư là 3.830 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất là 2.125 tỷ đồng.
Tổng số tiền sử dụng đất để hoàn vốn cho dự án đường trục phía nam tỉnh theo hình thức hợp đồng BT là 6.586 tỷ đồng.
Trong số 3 dự án khu đô thị này, Thanh Hà (A+B) là dự án nhiều tai tiếng nhất. Dự án được khởi công năm 2008 – đồng thời với dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây – Thanh Hà từng là điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội.
Tuy nhiên, sau bê bối bán khống 600 lô đất nền (do Công ty 1/5 thực hiện), dự án Thanh Hà rơi vào cảnh "đắp chiếu trùm mền" suốt 6 năm trời. Phải đến tháng 4/2016, khi Tập đoàn Mường Thanh chi 1.500 tỷ đồng mua 95% cổ phần của Cienco 5 Land, dự án này mới được "hồi sinh".
Hiện tại, theo quan sát của VietnamFinance, Tập đoàn Mường Thanh đang triển khai dự án khá rầm rộ. Một lượng lớn máy móc đang được tập trung để san nền, xây dựng các con đường nội bộ, các tòa chung cư và các lô liền kề.
3 tòa chung cư M1A, M1B, M1C hiện đã được hoàn thiện và bàn giao. Cụm 6 tòa (đã lên tầng 16 ) và cụm 3 tòa chung cư khác (cũng đã lên tầng 16) đang trong quá trình hoàn thiện xây thô.
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Cụm 3 tòa M1A, M1B, M1C
Cụm 6 tòa đã lên tầng 16
Cụm 3 tòa cũng đã lên tầng 16
Rất nhiều hạng mục đang được xây dựng dở dang
Mường Thanh đang đẩy mạnh việc san lấp mặt bằng và xây dựng
Các tuyến đường nội bộ đang được xây dựng
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.