Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu của hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu (IDC) công bố ngày 16/2 cho thấy hãng điện tử Samsung Electronics của Hàn Quốc là nhà cung cấp máy tính bảng số một tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) trong quý 4/2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gia tăng xu hướng làm việc, học tập tại nhà.
Cụ thể, Samsung đã xuất xưởng 4 triệu máy tính bảng tại thị trường EMEA trong thời gian từ tháng 10-12/2020, chiếm 28,1% thị phần, đạt mức tăng trưởng 32,3% và vượt xa mức tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
IDC cho biết: “Samsung dẫn đầu thị trường máy tính bảng tại EMEA nhờ đạt được tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ trên toàn bộ khu vực, trong đó phải kể đến sự tham gia tích cực vào các dự án số hóa trường học tại các nước Trung và Đông Âu.”
“Trái táo khuyết” Apple Inc. của Mỹ đứng vị trí thứ hai với 3,5 triệu chiếc iPad được bán ra, chiếm 24,6% thị phần, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Với mức tăng ấn tượng tới 152,8% so với cùng kỳ năm 2019, Lenovo Group Ltd. leo lên vị trí thứ ba sau khi bán ra 2,6 triệu máy tính bảng, chiếm 18,3% thị phần.
Trong khi đó, "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei Technologies Co. rớt xuống vị trí thứ 4 với 1,1 triệu máy được xuất xưởng, chiếm 7,7% thị phần, giảm 20,3% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Tập đoàn Microsoft là nhà cung cấp máy tính bảng lớn thứ 5 với thị phần chiếm 3,2%, tương ứng với 461.000 chiếc được bán ra.
Theo IDC, thị trường máy tính bảng khu vực EMEA trong 3 tháng cuối năm 2020 đã tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14,6 triệu chiếc.
Ông Nikolina Jurisic, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC châu Âu, cho biết: “Tình trạng máy tính xách tay khan hiếm và tăng giá khiến người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn máy tính bảng trong bối cảnh các nước tiếp tục áp dụng các biện pháp phong tỏa và yêu cầu người dân ở nhà do lo ngại đại dịch.
Ngoài ra, nguyên nhân còn xuất phát từ nhu cầu học trực tuyến và số hóa giáo dục gia tăng trong toàn khu vực, đặc biệt tại Romania, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi”.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.