Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại lễ khởi công xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào sáng 5/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ chỉ khi kết cấu cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại thì kinh tế mới có thể cất cánh mạnh mẽ, lúc đó mới có thể đón những nhà đầu tư lớn đến làm ăn lâu dài.
Theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), từ nay đến năm 2030, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển hàng không cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2025, nhu cầu hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt hơn 65 triệu hành khách, năm 2030 đạt khoảng 85 triệu hành khách.
Tuy vậy hiện nay, các cảng hàng không lớn của Việt Nam như Tân Sơn Nhất, Nội Bài cơ bản đều khai thác vượt công suất nên luôn trong tình trạng quá tải. Thiếu chỗ đậu và bay đã làm mất đi cơ hội kêu gọi các hãng hàng không quốc tế đến Việt Nam để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn trong khu vực.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng nếu khắc phục được các tồn tại này, ngành hàng không Việt Nam sẽ góp phần quan trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho các ngành, các lĩnh vực khác cùng phát triển.
"Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm trong top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, thể hiện khát vọng, ý chí vươn lên mạnh mẽ của nước ta, có ý nghĩa to lớn với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước", Thủ tướng nói.
Theo lãnh đạo Chính phủ, một tổ chức quốc tế của Australia đánh giá rằng nếu dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, sân bay này có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP từ 3-5%. Đây cũng là dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay.
Thủ tướng bấm nút khởi công xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 – dự án thành phần 3. (Ảnh: VGP)
Sân bay Long Thành sau năm 2030 sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á vì lý do chính là vị trí địa lý với 3 giờ bay có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thu hút đầu tư, du lịch, nâng tầm Việt Nam trong khu vực và thế giới không chỉ kinh tế mà cả an ninh quốc phòng.
Để hoàn thành dự án đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo ACV tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Việc đầu tư phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không vượt tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó, yổ chức xây dựng dự án đúng thiết kế đã được phê duyệt, không gây thất thoát, lãng phí, bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, đặc biệt đảm bảo pháp luật về đầu tư, chất lượng từng hạng mục của dự án.
Đối với các dự án thành phần 1, 2 và 4, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, sớm khởi công để đảm bảo hoàn thành dự án thành phần này cùng tiến độ dự án thành phần 3 để kịp thời, đồng bộ đưa dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác năm 2025 theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cam kết sẽ tạo mọi điều kiện và thực hiện chính sách đã phê duyệt tại quyết định đầu tư dự án. Các cơ quan liên quan được yêu cầu tạo mọi điều kiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các chủ đầu tư khác để đảm bảo việc đầu tư dự án thuận lợi, an toàn.
Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành phải là dự án chất lượng hàng đầu, tiến độ đúng yêu cầu, chủ đầu tư gương mẫu, Không thất thoát, lãng phí, tiêu cực và tuyệt đối an ninh, an toàn.
Các hạng mục xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1: + Xây dựng một đường cất hạ cánh dài 4.000 m, rộng 75 m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. + Xây dựng một nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2. + Xây dựng một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m và các hạng mục phụ trợ. + Xây dựng các công trình phụ trợ, các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. + Xây dựng các công trình của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hoạt động trong Cảng hàng không như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Công an địa phương, Kiểm dịch y tế, Cảng vụ hàng không; đơn vị quản lý khai thác cảng; đơn vị điều hành bay; các hãng hàng không; các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không. - Về giao thông kết nối, cảng hàng không quốc tế Long Thành được kết nối với các tuyến giao thông như sau: + Tuyến số 1 kết nối với quốc lộ 51, quy mô 6 làn xe. + Tuyến số 2 kết nối với đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, quy mô 4 làn xe và các nút giao. - Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.