Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’: Trung Quốc chịu áp lực xóa nợ cho nhiều nước do Covid-19
Lê Anh -
11/05/2020 12:45 (GMT+7)
(VNF) - Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể phải xóa các khoản vay lớn khi các “con nợ” vừa phải vật lộn với khoản nợ khổng lồ liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng lại phải căng mình khắc phục hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Ba Lan tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường với hy vọng có thể xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc bằng đường sắt.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài cao nhất thế giới, chủ yếu là các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.
Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại.
BRI là một dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng một mạng lưới phức hợp gồm các tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển trải dài từ Trung Quốc đến Trung Á, Châu Phi và Châu Âu. Dự án cũng nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm tỷ USD tài trợ cho các quốc gia tham gia vào các dự án BRI trong vài năm qua.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nhận định Trung Quốc đang tiến hành “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị.
"Nhiều quốc gia tham gia sáng kiến BRI đã vay rất nhiều từ Trung Quốc để đầu tư vào các dự án mới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và gây phức tạp các kế hoạch trả nợ", Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao khu vực châu Á tại Verisk Maplecrof, cho biết trên CNBC.
Theo cập nhật mới nhất từ trang thống kê toàn cầu Worldometer, toàn thế giới hiện ghi nhận có 4.174.576 ca mắc Covid-19 và 283.598 người tử vong do dịch bệnh này.
Tính đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ông Simon Leung, luật sư tại công ty luật Baker McKenzie, cho biết một số dự án BRI lớn ở các nước như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka và Pakistan, đã bị đình trệ do các dự án BRI thường phụ thuộc nhiều vào lao động và vật tư, nhưng cả hai nhân tố này đều bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa của các nước.
Ông Leung cho rằng sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu, cùng với việc tung ra các gói kích thích kinh tế trong nước để đối phó với dịch Covid-19 đã dẫn đến sự mất giá đáng kể của đồng nội tệ và từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ bằng ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc. Nhu cầu hàng hóa của một quốc gia giảm cũng đồng nghĩa nhu cầu với tiền tệ của nước đó đi xuống, khiến đồng tiền suy yếu.
Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD cho Trung Quốc của nhiều nước.
Theo nghiên cứu từ Green Belt and Road Initiative Center có trụ sở tại Bắc Kinh, có hơn 130 quốc gia đã tham gia vào sáng kiến RBI và trong đó có rất nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Phi và Trung Á.
Theo ông Yu, các quốc gia thu nhập thấp đã đề nghị Trung Quốc giảm nợ. Việc này có nhiều hình thức, từ miễn lãi, gia hạn kỳ thanh toán đến ngừng trả nợ trong trung hạn.
Các nhà phân tích cho biết Pakistan và Sri Lanka là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều nhất và không thể trả nợ trong năm nay.
Trả nợ bằng hàng hóa
Nhiều quốc gia cũng đã ký kết “thỏa thuận trao đổi hàng hóa” với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như phương án này còn “bất khả thi” hơn phương án trả nợ bằng tiền mặt.
Một số khoản vay của Trung Quốc được cho là được quy đổi bằng dầu thô.
Tuy nhiên, đại dịch đã tác động đến giá dầu do đó các nước buộc phải sản xuất thêm dầu để trả nợ. Nhưng bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến hoạt động công nghiệp bị đình trệ khiến các quốc gia này không thể đáp ứng được mức sản xuất cần thiết, ông Yu cho biết. Kết quả là, các công ty Trung Quốc có thể sẽ được trao quyền kiểm soát liên doanh hoặc được hoàn trả bằng tài sản.
Trước đây, Trung Quốc từng tiếp quản tài sản khi các nước không thể trả nợ. Một ví dụ điển hình là Sri Lanka, nước này đã phải chuyển giao cho Bắc Kinh một cảng chiến lược vào năm 2017, sau khi không thể trả hết nợ cho các công ty Trung Quốc.
Theo báo cáo, các khoản vay Trung Quốc cho các quốc gia được giữ bí mật và Bắc Kinh thường yêu cầu tài sản của khu vực công làm tài sản thế chấp.
Theo một nghiên cứu hồi năm ngoái, khoản nợ các quốc gia khác nợ Trung Quốc tăng gấp 10 lần tính từ năm 2000-2017.
Áp lực xóa nợ
Theo nghiên cứu từ Economist Intelligence Unit (EIU), Trung Quốc "đang ngày càng chịu sức ép" gia hạn khoản vay hoặc thậm chí xóa nợ. Họ cũng đã bỏ ngỏ khả năng giảm nợ cho một số nước thu nhập thấp.
"Việc này đang làm tăng khả năng các ngân hàng Trung Quốc phải xóa nợ quy mô lớn, theo các điều khoản bất khả kháng hoặc thỏa thuận khác", EIU cho biết.
Một sự kiện bất khả kháng xảy ra khi các tình huống không lường trước được như thảm họa tự nhiên hoặc trong trường hợp này, một đại dịch ngăn không cho bên nào hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
EIU cũng cho biết xóa nợ diện rộng có thể tạo ra chu kỳ phản hồi tiêu cực, kìm hãm hoạt động cho vay của Trung Quốc nửa cuối năm nay và thậm chí cả năm 2021.
Phần lớn các khoản cho vay của Trung Quốc được thực hiện thông qua hai ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cả hai đều là liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, ông Baker McKenzie Muff Leung nói.
Cũng theo ông Leung, các ngân hàng này được chính phủ hỗ trợ. Vì thế, việc đàm phán lại vấn đề nợ sẽ có sự tham gia của yếu tố chính trị.
“Quan trọng hơn, Bắc Kinh sẽ có động lực để xóa nợ do tầm quan trọng của BRI đối với Trung Quốc”, theo ông Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô châu Á tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ.
Ông Lee đưa ra giả thiết Trung Quốc cuối cùng sẽ quay lại thỏa thuận và xóa nợ cho một vài nước tham gia sáng kiến BRI, nhất là khi Trung Quốc có cổ phần chiến lược tại nhiều dự án xuyên quốc gia và cũng có lợi ích kinh tế nếu chương trình này thành công trong dài hạn.
Trong khi đó, bản thân các ngân hàng Trung Quốc cũng đang đối mặt với khoản nợ xấu ngày càng gia tằng do người tiêu dùng và các công ty đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch. Đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các ngân hàng quốc doanh chấp nhận mức nợ xấu cao để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của chính phủ Nhật Bản cảnh báo nền kinh tế nước này có thể chịu thiệt hại lên tới 1,81 nghìn tỷ USD nếu trận siêu động đất sắp tới xảy ra, tương đương gần một nửa GDP quốc gia.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/3 cho biết ông sẽ áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với toàn bộ dầu thô của Nga nếu ông cảm thấy Moscow đang cản trở nỗ lực chấm dứt chiến sự ở Ukraine của ông, và họ có thể áp dụng thuế này trong vòng một tháng nếu không có lệnh ngừng bắn.
(VNF) - Các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Trung Quốc đang cạnh tranh với các nhà sản xuất thuốc phương Tây trong việc chữa trị ung thư bằng vắc-xin cá nhân hoá.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/3 cho hay ông "không quan tâm" nếu giá ô tô tăng vọt do thuế quan 25% sắp được áp đặt với ô tô nhập khẩu. Ông tin rằng các khoản thuế này sẽ thúc đẩy nhiều người mua ô tô Mỹ hơn.
(VNF) - Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất về người và tài sản trên toàn cầu. Trước thực trạng này, nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh vào công nghệ xây dựng chống động đất nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ công trình quan trọng. Từ Nhật Bản, Mỹ, cho đến các nước châu Âu, những tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng đã giúp các tòa nhà đứng vững trước những rung chấn mạnh.
(VNF) - Một tuần đầy biến động với trận động đất mạnh 7,7 độ Richter tại Myanmar khiến hàng trăm tòa nhà sụp đổ và hàng nghìn người phải sơ tán. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, kinh tế toàn cầu cũng chứng kiến nhiều biến động.
(VNF) - Không chỉ dừng lại ở bê bối có chuột trong bát súp, mới đây, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Sukiya, Nhật Bản tiếp tục bị khách hàng tố đã tìm thấy 1 con bọ nằm trên bữa ăn.
(VNF) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ không đồng ý bất kỳ thỏa thuận nào về khoáng sản với Mỹ nếu điều đó gây nguy hiểm cho nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine.
(VNF) - Dưới áp lực gia tăng từ Trung Quốc, tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành sẽ không ký thỏa thuận bán hai cảng biển ở Kênh đào Panama cho một nhóm do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu vào tuần tới, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay.
(VNF) - Theo tỷ phú Bill Gates, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), con người sẽ chỉ cần làm việc 2 ngày/tuần trong vòng 1 thập kỷ tới. Bên cạnh đó, bác sĩ và giáo viên là 2 ngành nghề mà ông Gates cho rằng sẽ có nhiều thay đổi nhất.
(VNF) - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố về việc áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu và các đại lý cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất việc làm ở các quốc gia xuất khẩu ô tô lớn, nhiều quốc gia trong số đó là đồng minh của Mỹ.
(VNF) - Chỉ tính riêng tại Myanmar, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và hơn 730 người bị thương sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra gần thành phố Mandalay. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được gấp rút triển khai.
(VNF) - Phát hiện ra hai mỏ vàng với tổng trữ lượng lên tới 2.000 tấn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
(VNF) - Một trận động đất mạnh đã xảy ra ở miền trung Myanmar vào ngày 28/3, với tầm ảnh hưởng có thể được cảm nhận ở cả Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Ukraine, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và một số quốc gia.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ "dùng mọi cách" để giành quyền kiểm soát Greenland, trước chuyến thăm dự kiến tới hòn đảo Bắc Cực này của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. Chuyến thăm này đã vấp phải sự chỉ trích từ Greenland và Đan Mạch.
(VNF) - Liên minh châu Âu đang khuyến cáo 450 triệu công dân của mình chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng tiềm tàng bằng cách dự trữ các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm và nước đủ dùng trong tối thiểu 72 giờ.
(VNF) - Chính quyền Hàn Quốc cho biết hơn 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được nhận làm con nuôi ở nước ngoài kể từ những năm 1950, khi đất nước này đang tái thiết sau sự tàn phá của Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, tạo ra một “ngành công nghiệp” nhận con nuôi khổng lồ và béo bở.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả ô tô được vận chuyển vào Mỹ, một động thái leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
(VNF) - Lo ngại phải lệ thuộc vào các nguyên liệu thô của Trung Quốc như đã từng lệ thuộc vào năng lượng Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực triển khai các dự án khai thác và chế biến khoáng sản quan trọng.
(VNF) - Vé xem bóng đá, điện thoại thông minh và hàng nghìn euro đang là tâm điểm của cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Tập đoàn này đang bị cáo buộc hối lộ các nhân viên quốc hội châu Âu để thúc đẩy lợi ích của mình.
(VNF) - Ngày 26/3, chuỗi trà sữa Chagee của Trung Quốc đã nộp bản cáo bạch lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) lần đầu tiên, dự định niêm yết trên sàn Nasdaq.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của chính phủ Nhật Bản cảnh báo nền kinh tế nước này có thể chịu thiệt hại lên tới 1,81 nghìn tỷ USD nếu trận siêu động đất sắp tới xảy ra, tương đương gần một nửa GDP quốc gia.