Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo hãng nghiên cứu Jones Lang LaSalle (JLL), dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ bộ vào khu vực miền Bắc ngày càng tăng trong thập kỷ qua, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên và Quảng Ninh cũng nhanh chóng trở thành tâm điểm đầu tư bên cạnh Hà Nội.
Tính đến quý III/2019, tỷ lệ lấp đầy trung bình ghi nhận ở tất cả các khu công nghiệp hoạt động tại 5 thành phố/tỉnh năng động nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc đạt 69%, tăng 2 điểm phần trăm so với chu kỳ giá tại quý I/2019.
JLL cho rằng nguyên nhân chính đẩy tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc gia tăng hiện nay do các nhà sản xuất muốn rời khỏi Trung Quốc. Đây là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại kéo dài và cả những doanh nghiệp có nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất.
Ngoài ra, do sở hữu vị trí chiến lược, hạ tầng đồng bộ… khu kinh tế trọng điểm miền Bắc là điểm đến hấp dẫn với các đặc điểm phù hợp cho các doanh nghiệp này để thiết lập hoặc mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất.
Cũng theo JLL, đến cuối quý III/2019, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê ở mức 9.371ha. Bắc Ninh và Hải Phòng – hai thị trường công nghiệp hàng đầu vẫn có đủ đất trống để chào đón các nhà đầu tư. Hơn nữa, nguồn cung mới đến từ các dự án mới tại vị trí thuận lợi và các giai đoạn mở rộng của các khu công nghiệp hiện hữu cũng cung cấp thêm cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn. Chính vì lý do này, hai tỉnh trên vẫn là thành phố thu hút đầu tư lớn nhất ở miền Bắc.
Giá thuê đất trung bình trong quý III/2019 đạt 95 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội là trung tâm kinh tế do đó có giá cao nhất. Tiếp theo đó là Bắc Ninh và Hải Phòng cũng có mức giá thuê dẫn đầu thị trường nhờ nền tảng công nghiệp mạnh và danh mục khách thuê hiện hữu lớn. Đây cũng là hai tỉnh có vị trí chiến lược và hệ thống hạ tầng đồng bộ được thiết lập tốt. Còn Hải Dương và Hưng Yên vẫn có mức giá vừa phải.
Giá thuê trung bình hàng tháng cho nhà máy dao động từ 4 - 5 USD/m2/tháng tại khu vực miền Bắc, là mức giá thuê không có thay đổi so với quý I/2019.
JLL cho rằng sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất trên khắp các tỉnh cũng mang lại tiềm năng phát triển lớn cho các lĩnh vực bất động sản khác. Điều này đã được minh chứng bằng dòng vốn đầu tư mạnh đang đổ vào thị trường bất động sản ở các tỉnh phía bắc gần đây.
Thống kê của BCI châu Á cho thấy Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hưng Yên là những tỉnh hàng đầu về số lượng dự án bất động sản, chỉ sau Hà Nội. Ngoài Quảng Ninh nổi tiếng với đặc khu kinh tế Vân Đồn và vinh Hạ Long, ba tỉnh còn lại luôn dẫn đầu khu vực phía bắc về các dự án phát triển công nghiệp.
Thị trường Bắc Ninh, Hải Phòng được thúc đẩy mạnh bởi các dự án dân cư đang được phát triển để tận dụng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng từ số lượng người di cư và người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh.
Khác với Bắc Ninh và Hải Phòng, nơi tập trung nhiều dự án nhất trung tâm thành phố, hầu hết các dự án ở Hưng Yên đều nằm dọc theo ranh giới Hà Nội, để hưởng lợi từ nhu cầu ở Thủ đô. Trong khi đó, Quảng Ninh luôn “nóng” với nhiều nhà phát triển nổi tiếng, tập trung vào các dự án nghỉ dưỡng và du lịch.
Theo số liệu của JLL, trong giai đoạn 12 tháng tới chỉ có khoảng 615ha đất công nghiệp đã được lên kế hoạch phát triển để tung ra thị trường. Trong khi đó, giá đất dự kiến sẽ liên tục tăng trưởng đến cuối năm 2019 do nhu cầu mạnh mẽ đến từ nhà đầu tư.
“Các nhà đầu tư mới – phần lớn từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc sẽ vẫn quan tâm đến bất động sản công nghiệp của Việt Nam. Với làn sóng các nhà sản xuất chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, các khoản đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam, đặc biệt là về 5 thành phố công nghiệp trọng điểm của miền Bắc”, JLL dự báo.
Được biết, đến nay Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, trong đó 10 khu công nghiệp được đánh giá hoạt động hiệu quả.
Đến hết năm 2018, các khu công nghiệp ở Bắc Ninh đã thu hút gần 1.330 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 17,83 tỷ USD. Suất đầu tư giai đoạn 2014 - 2018 đạt 17,72 triệu USD/dự án. Riêng năm 2018, 915 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất 1.166.572 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 35,873 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 24,54 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 11.268 tỷ đồng.
Trong khi đó, Hải Phòng hiện có 13 khu công nghiệp, trong đó 9 khu công nghiệp nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải, bao gồm 3 khu công nghiệp Đình Vũ, MP Đình Vũ, Tràng Duệ và 6 khu khác là khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, khu phi thuế quan Nam Đình Vũ, khu công nghiệp Nam Đình Vũ, khu công nghiệp và dịch vụ hàng hải, khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát, khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. 4 dự án khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế Hải Phòng gồm: Nomura, Đồ Sơn, Nam Cầu Kiền và An Dương.
Hiện có 449 dự án trong và ngoài nước đang đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp Hải Phòng, trong đó, 311 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư gần 13.580 triệu USD và 138 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 136.350 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết đầu tư vào Việt Nam đạt gần 21,16 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 3,10% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 10,97 tỷ USD bằng 77,7% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI đã giải ngân trong 9 tháng đạt 14,22 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Trong 19 ngành được đăng ký đầu tư, chế biến và sản xuất vẫn là ngành hấp dẫn nhất, với mức đầu tư 18,09 tỷ USD, chiếm 69,10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các lĩnh vực bất động sản và bán buôn, bán lẻ đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với lần lượt 2,77 tỷ USD và 1,4 tỷ USD. Hồng Kông SAR (Trung Quốc) dẫn đầu trong 109 thị trường đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019, với tổng số 5,89 tỷ USD. Theo sau là Hàn Quốc với 4,62 tỷ USD và Singapore với 3,77 tỷ USD. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.