Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Tài chính Sri Lanka ngày 22/3 thông báo Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho hòn đảo này khoản vay trị giá 989 triệu USD để xây dựng tuyến đường cao tốc nối vùng trồng chè với một cảng biển do Bắc Kinh vận hành ở bờ biển phía nam Sri Lanka.
Khoản tiền Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đồng ý cho Sri Lanka vay tương đương 85% giá trị hợp đồng xây dựng Dự án Đường cao tốc trung tâm - Phần 1. Tổng chi phí cho toàn bộ dự án này là 1,16 tỷ USD.
Thông báo của Bộ Tài chính Sri Lanka cho biết đây là khoản vay lớn nhất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho Sri Lanka. Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka R H S Samaratunga và Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka Cheng Xueyuan, người thay mặt cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, hôm qua đã cùng ký thỏa thuận cho vay tại thủ đô Colombo.
Tuyến đường cao tốc này sẽ tạo ra “sự kết nối liền mạch” giữa khu vực đô thị Hambantota với cảng Hambantota đang được Trung Quốc vận hành, một sân bay gần thủ đô Colombo và thành phố Kandy - nơi trồng chè Ceylon nổi tiếng của Sri Lanka.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Sri Lanka, dự án đường cao tốc sẽ cải thiện việc liên kết các khu vực với nhau và nâng cao tính hiệu quả của toàn bộ mạng lưới đường cao tốc. Ngoài ra, dự án này cũng sẽ kết nối “một số tỉnh và cảng, sân bay và thành phố thương mại có tầm quan trọng về kinh tế”.
Khoản vay của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Sri Lanka đang phải vật lộn để thanh toán 5,9 tỷ USD tiền vay nước ngoài, trong đó 40% số tiền này phải được trả trước cuối tháng 3. Hồi tháng 1, một quan chức Bộ Tài chính Sri Lanka cho biết quốc gia này đang cân nhắc đề xuất vay ngân hàng Trung Quốc 300 triệu USD để thanh toán các khoản nợ nước ngoài trong năm nay.
Phần lớn nợ nước ngoài của Sri Lanka là nợ Trung Quốc, bao gồm các khoản vay để xây dựng các tuyến đường cao tốc và các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có các dự án không thực sự hiệu quả khiến gánh nặng nợ nần của Sri Lanka càng trầm trọng thêm.
Sri Lanka buộc phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng ở Hambantota, một trong những tuyến vận tải đông - tây nhộn nhịp nhất thế giới, trong thời hạn 99 năm để cấn trừ nợ sau khi vay tiền Bắc Kinh để xây dựng cảng này. Cảng Hambantota là một phần trong kế hoạch được gọi là chuỗi ngọc trai của Bắc Kinh gồm một loạt các cảng trải dài từ vùng biển của Trung Quốc tới vịnh Persian.
Giới chức Sri Lanka khẳng định vấn đề an ninh của cảng Hambantota vẫn được chính quyền Sri Lanka đảm bảo. Đây được xem là nỗ lực cho Sri Lanka nhằm xoa dịu nỗi lo ngại rằng cảng Hambantota có thể được Trung Quốc sử dụng để làm căn cứ quân sự.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Sri Lanka khiến quốc gia láng giềng Ấn Độ cảm thấy lo lắng vì Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là “sân sau” chiến lược của nước này. Chính quyền Sri Lanka cũng đang tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước lớn tại châu Á.
Trung Quốc cho biết khoảng 150 nước đã ký các thỏa thuận có liên quan tới Sáng kiến Vành đai và Con đường kể từ khi chương trình này được khởi động từ cách đây 5 năm, trong đó nhắm mục tiêu tới việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Sri Lanka. Đây được cho là một phần trong tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới.
Tuy vậy, một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lo ngại các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể đẩy các quốc gia vào gánh nặng “bẫy nợ” do vay Bắc Kinh quá nhiều và không có khả năng chi trả.
Xem thêm >> Tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng xua đuổi tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.