Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trang Investopedia trích dẫn một số thống kê cho biết, tính đến năm 1998, cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á đạt 55 triệu người nhưng có tổng tài sản ròng lên tới hơn 600 tỷ USD. Vào thời điểm đó, người gốc Hoa chỉ chiếm 1% dân số ở Philippines và 4% dân số ở Indonesia, nhưng có ảnh hưởng rộng rãi trong nền kinh tế tư nhân của cả 2 nước này.
Các tỷ phú gốc Hoa cũng kiểm soát 500 tập đoàn lớn nhất ở Đông Nam Á với tài sản lên tới 500 tỷ USD vào năm 1994. Nói một cách dễ hiểu, mặc dù chiếm chưa đến 10% dân số nhưng cộng đồng người Hoa kiều lại kiểm soát đến 70% tài sản, trong khi đó 90% dân số bản địa Đông Nam Á chỉ chiếm 30% còn lại.
Người gốc Hoa kiểm soát tới 80% tài sản doanh nghiệp của Indonesia và điều hành 160 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất nước; 40-50% tài sản doanh nghiệp của Malaysia; 90% tài sản doanh nghiệp sản xuất của Thái Lan và 50% dịch vụ của Thái Lan (Wu và Duk, 1995a; Weidenbaum và Hughes, 1996).
Năm 1995, tất cả các tỷ phú ở Indonesia đều là người gốc Hoa. Ở Thái Lan, người gốc Hoa kiểm soát bốn ngân hàng tư nhân lớn nhất trong đó Ngân hàng Bangkok là ngân hàng lớn nhất và sinh lợi nhất trong khu vực. Ở Philippines, người gốc Hoa kiểm soát 1/3 trong số 1.000 tập đoàn lớn nhất cả nước.
Đến năm 2019, Economist Intelligence Unit ước tính rằng 3/4 tài sản của tỷ phú ở Đông Nam Á thuộc về người gốc Hoa, vốn chỉ chiếm 5% dân số. Tầm ảnh hưởng của các tỷ phú gốc Hoa đặc biệt rõ rệt ở Thái Lan, nơi có 20/31 tỷ phú của nước này là người gốc Hoa hay ở Singapore, quốc gia có 22 tỷ phú nhưng có tới 20 người là gốc Hoa.
Theo Hurun Global Rich List 2021, trong danh sách các tỷ phú gốc Hoa năm 2021, các tỷ phú gốc Hoa chiếm khoảng 65% số tỷ phú USD tại Singapore, 45% tỷ phú ở Philippines và gần 25% tỷ phú của Indonesia và Malaysia cùng 10% tỷ phú của Thái Lan.
Nhiều gia tộc Hoa kiều góp mặt trong danh sách các gia tộc giàu nhất châu Á. Tại Indonesia, hơn 200 triệu dân của Indonesia không ai không biết đến tên tuổi của gia tộc nhà Liem Sioe Liong, cựu tỷ phú người Indonesia gốc Hoa và cũng là trùm tài phiệt giàu nhất châu Á trong những thập kỉ 1960–1970.
Vào thời kỳ hoàng kim, tập đoàn kinh doanh của Liem Sioe Liong được ví như con bạch tuộc khổng lồ với những chiếc vòi lớn quấn chặt nền kinh tế Indonesia. Liem Sioe Liong từng có tới gần 200 công ty khác nhau của trong lĩnh vực từ xây dựng, thép, chế biến gỗ, làm giấy, các công ty chế biến cho đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và cả bất động sản.
Tập đoàn Salim mà tỷ phú Liem Sioe Liong làm chủ còn từng sở hữu phần lớn cổ phiếu của Ngân hàng BCA (Bank Central Asia), ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Indonesia.
Thông qua đầu tư bằng kênh tín dụng của ngân hàng BCA, tập đoàn Salim đã được rất nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp năng như thép, cơ khí và công nghiệp xây dựng.
Nếu như ở Indonesia có tỷ phú Liem Sioe Liong thì Malaysia lại có “vua đường châu Á” Quách Hạc Niên. Tỷ phú Quách Hạc Niên từng là bạn cùng lớp với Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Xuất phát điểm từ một tiểu thương buôn bán gạo và đường, Quách Hạc Niên đã đầu tư vào các nhà máy đường và được mệnh danh là "vua đường châu Á" khi kiểm soát tới 80% thị trường đường Malaysia, với sản lượng cung cấp 1,5 triệu tấn/năm, tương ứng với 10% lượng đường sản xuất trên thế giới.
Sau đó, Quách Hạc Niên chuyển sang đầu tư bất động sản, lương thực thực phẩm, khai khoáng, tài chính ngân hàng, địa ốc, vận tải và cả xuất bản. Quách Hạc Niên còn nắm giữ cổ phần chi phối một số tập đoàn lớn tại châu Á, bao gồm hãng sản xuất dầu cọ Wilmar International, Công ty bất động sản Kerry Properties sở hữu khách sạn Shangri-La Asia nổi tiếng, Nhà xuất bản bưu điện buổi sáng Trung Hoa...
Vị tỷ phú này còn tham gia các dự án kinh doanh tại Đông Nam Á, Trung Quốc và Australia. Không chỉ sở hữu trung tâm thương mại quốc tế Bắc Kinh, Quách Hạc Niên còn có 10 nhà máy đóng chai cho hãng Coca Cola tại Trung Quốc.
Tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont cũng là một doanh nhân gốc Hoa lẫy lừng. Ông bắt đầu xây dựng đế chế CP Group của mình từ sản xuất các loại nông sản làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm đóng gói, cho tới sở hữu các siêu thị, ô tô, viễn thông. CP Group là cái tên đứng sau những công ty lớn về thức ăn chăn nuôi, chuỗi 10.000 cửa hàng 7-Eleven, công ty viễn thông True Group – một trong những công ty viễn thông lớn nhất Đông Nam Á, cùng khoảng 200 công ty con tại Trung Quốc.
Vào năm 2021, theo ước tính của Bloomberb Billionaires Index, nhà Chearavanont sở hữu khối tài sản 30,2 tỷ USD và trở thành gia tộc giàu nhất ở Thái Lan.
Cùng với những Hoa kiều khác, các đế chế của người gốc Hoa đã tạo nên một mạng lưới được gọi là “bamboo network” - mạng lưới các doanh nghiệp Hoa kiều tại Đông Nam Á, hoạt động ở các khu vực đô thị lớn, quy mô vừa, thuộc sở hữu của gia đình và có liên kết với nền kinh tế của Trung Quốc đại lục. Theo nhiều nghiên cứu, “bamboo network” đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Trung Quốc nhờ dòng vốn FDI.
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1979, các Hoa kiều đã đầu tư hơn 50 tỷ USD cho Trung Quốc, chiếm khoảng 80% tổng vốn FDI và thành lập hơn 100.000 liên doanh ở Trung Quốc.
Chỉ riêng ở tỉnh Quảng Đông, dòng vốn đầu tư từ người Hoa ở nước ngoài đã chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị sản lượng của tất cả các ngành công nghiệp. Vào năm 1995, Trung Quốc đại lục là nước nhận được số vốn FDI lớn nhất trong tất cả các nước đang phát triển khi đó.
Trên thực tế, nhiều gia tộc Hoa kiều thịnh vượng nhờ có mối quan hệ với Trung Quốc và ngược lại. Trung Quốc nuôi dưỡng họ và họ cũng nuôi dưỡng Trung Quốc, ông George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore từng nhận xét.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.