'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước thực trạng cò đất nghiệp dư lộng hành thổi giá, tạo sốt ảo, thậm chí lừa đảo người mua bất động sản (BĐS), các chuyên gia cho rằng phải có giải pháp quản lý để hướng đến một thị trường dịch vụ môi giới địa ốc chuyên nghiệp.
Những năm qua, cùng với sự phát triển sôi động của thị trường BĐS, số lượng môi giới, cò đất cũng gia tăng.
Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi giới, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BĐS Asian Holding, cho biết năm 2014-2019 khi thị trường bùng nổ thì môi giới cũng tăng về số lượng lẫn hoạt động. Bên cạnh số rất ít môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề thì đa phần là các môi giới nghiệp dư. Người người đều có thể làm môi giới đất, từ bác xe ôm, chị bán nước vỉa hè đến sinh viên…
Chính những cò đất, môi giới nghiệp dư không qua đào tạo, chưa có chứng chỉ hành nghề đã làm náo loạn thị trường. Mục đích của họ chỉ cần bán được hàng, không quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp, chỉ cần lấy được tiền môi giới, còn vấn đề pháp lý, rủi ro thanh toán thì người mua tự chịu. Thậm chí có người làm môi giới nhưng tư vấn thông tin không đúng sự thật khiến chủ đầu tư bị khách hàng khiếu nại, dự án mất uy tín.
Đáng chú ý, hiện nay nhiều sàn giao dịch BĐS thường tuyển dụng nhân viên là sinh viên mới ra trường. Nhân viên môi giới được đổi liên tục nhằm khai thác tối đa lượng khách hàng và giao dịch mới. Những nhân viên này không được đào tạo bài bản về BĐS cũng như các kiến thức pháp luật khác.
Đáng nói, cò đất, môi giới nghiệp dư từ những thông tin hạ tầng, đầu tư chưa được xác thực đã thổi giá, dẫn đến tình trạng sốt đất ảo ở nhiều địa phương vùng ven TP.HCM. Đơn cử như trường hợp sốt đất ở huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu đầu năm nay. Chỉ từ thông tin có tập đoàn lớn dự định đầu tư dự án tại khu vực này, cò đất đã nhanh chóng bơm giá. Thực tế giá đất tăng nóng chủ yếu do cò và giới đầu cơ thao túng làm giá. Khi chính quyền ra thông tin cảnh báo, cơn sốt đã nhanh chóng hạ nhiệt.
Một số dự án còn chưa công bố mở bán, các môi giới tại sàn đã lôi kéo khách bằng cái gọi là “suất ngoại giao”. Theo đó, người mua sẽ được mua với mức giá thấp hơn giá chính thức chủ đầu tư đưa ra vào ngày mở bán. Môi giới thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sẽ bị các sàn giao dịch ảo lợi dụng. Như trường hợp một công ty BĐS ở TP Thanh Hóa tuyển dụng nhiều nhân viên môi giới, dẫn khách hàng đi tìm hiểu nhiều mặt bằng trên địa bàn với chiêu bài “suất ngoại giao” để chiếm đoạt tới hàng chục tỷ đồng của khách hàng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), thời gian qua các công ty môi giới được lập ra quá dễ dàng. Luật quy định tối thiểu chỉ cần hai người có chứng chỉ hành nghề môi giới là được thành lập công ty. Một công ty 500 môi giới nhưng chỉ cần hai người có chứng chỉ là được hoạt động hợp pháp. Do đó, nhân viên kinh doanh mới vào nghề cũng có thể tự lập ra công ty.
Ông cho rằng với công ty mới thành lập, số lượng nhân viên 5-10 người thì có thể chấp nhận có hai người được cấp chứng chỉ hành nghề. Thế nhưng với công ty hoạt động ba năm trở lên thì phải quy định bắt buộc 100% nhân viên môi giới có chứng chỉ. Sở Xây dựng các địa phương cần phải kiểm tra và có chế tài xử lý nghiêm đối với các công ty môi giới mà nhân viên không có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.
Góp ý thêm, ông Nguyễn Văn Hậu cho rằng Bộ Xây dựng nên quản lý môi giới BĐS bằng công nghệ. Như ở Singapore, mỗi nhân viên môi giới đều được đào tạo hành nghề, được cấp một tài khoản và được cơ quan chức năng của nước này quản lý. Khách hàng, nhà quản lý, chủ BĐS tra tài khoản để nắm thông tin chi tiết về lộ trình nghề nghiệp, bằng cấp chuyên môn của từng nhân viên. Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ để quản lý sẽ gia tăng tính minh bạch, trách nhiệm nhằm cải thiện chất lượng hoạt động môi giới.
Nhiều ý kiến doanh nghiệp góp ý cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc hành nghề môi giới BĐS. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động môi giới, đặc biệt là môi giới tự do, cò đất đang còn bỏ ngỏ. Đây là nguyên nhân chính khiến môi trường môi giới méo mó và nhiều tiêu cực.
Luật Kinh doanh BĐS 2014 đã quy định cụ thể về điều kiện hành nghề môi giới BĐS kèm theo những chế tài. Theo Nghị định 139/2017 quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh BĐS, phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề. Phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh môi giới BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định, không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng…
Nhiều ý kiến cho rằng chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cơ quan chức năng cần có những chế tài mạnh mẽ hơn để chấn chỉnh hoạt động môi giới ngày càng chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Chỉ có 10% nhân viên môi giới có chứng chỉ hành nghề Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, hiện có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ hành nghề, tỉ lệ chỉ 10%. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.