Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi
(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch Ngân hàng LienvietPostbank, chưa bao giờ câu hỏi đặt ra làm sao để vực dậy nền kinh tế, vực dậy hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang lao đao bởi hậu quả nặng nề của dịch bệnh lại quan trọng như lúc này.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng cho rằng mô hình của Tập đoàn Đèo Cả mà ông theo dõi thời gian vừa qua là một mô hình, hướng đi để các doanh nghiệp tham khảo.
Ông cho rằng: “Trong khó khăn nhiều bề, Đèo Cả quan tâm đến phát triển nhân tố con người. Có hai quan điểm về chiến lược của các doanh nghiệp, thứ nhất là “vừa chạy vừa xếp hàng”, hai là “xếp hàng để chạy”. Hiện nay, Đèo Cả đã “xếp hàng” ngay ngắn để sẵn sàng “chạy”. Việc biết biến “nguy” thành “cơ” tạo ra cơ hội mới bằng lối đi khác biệt của Tập đoàn Đèo Cả đã được thực hiện thông qua các cuộc giải cứu thành công ở các dự án Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận…
Rồi đại dịch cũng sẽ lùi lại phía sau, nhưng quan trọng là doanh nghiệp Việt sẽ bước qua cơn khủng hoảng đó như thế nào. Covid-19 khiến người ta gợi nhớ lại cuộc suy thoái kinh tế khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 hay suy thoái tài chính thế giới 2008.
Kinh nghiệm cho thấy, khi thị trường suy thoái, các ngành bị đình đốn sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tạo việc làm ngay tức thời cho nhiều lao động mất việc do đại dịch. Đối với doanh nhiệp Việt Nam, đây chính là thời điểm “biến nguy thành cơ”, vượt qua những khó khăn trước mắt để tạo ra cơ hội phát triển tổ chức cũng đồng nghĩa là thời cơ phát triển đất nước.
Còn nhớ khi dịch Covid-19 mới chớm có dấu hiệu xuất hiện tại Việt Nam, Tập đoàn Đèo Cả đã tái cấu trúc lại bộ máy quản trị của Tập đoàn trên quan điểm “chủ động thay đổi để thích nghi”.
Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch ĐHQT Tập đoàn Đèo Cả, cho biết 3 tuyến phòng thủ cho hệ thống kiểm soát mà tập đoàn đặt ra là: kiểm soát - tiền kiểm; quản lý chất lượng, rủi ro và kiểm soát tài chính - hậu kiểm; tuyến phòng thủ thứ ba là kiểm toán nội bộ - phúc kiểm.
“Việc tạm ngưng thu phí là giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, chúng tôi hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Việc này đã nằm trong dự tính. Chúng tôi đã chủ động làm việc với các ngân hàng, Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh phương án tài chính phù hợp, không ảnh hướng đến dự án”, ông Thế cho biết.
Ngày 30/7/2021, Tập đoàn Đèo Cả đại diện Liên danh nhà đầu tư cùng với Bộ GTVT đã ký kết hợp đồng Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng. Tập đoàn Đèo Cả đã yêu cầu Bộ GTVT xem xét lại hồ sơ mời thầu xác định tiêu chí vốn đầu tư từ nhiều hình thức như cổ phiếu, phát hành trái phiếu, hợp đồng hợp tác kinh doanh… không phụ thuộc vào tín dụng. Ngoài ra, họ đã đề nghị các tổ chức tín dụng giảm lãi vay, cơ lại cấu nợ… theo điều kiện dịch bệnh, giãn cách xã hội mà hiện nay hoặc dừng thu phí.
Tuy thời gian đàm phán hợp đồng BOT kéo dài hơn các dự án khác, nhưng Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã khẳng định tại buổi lễ ký kết hợp đồng: “Nhà đầu tư BOT rất chuyên nghiệp trong đàm phán. Chúng tôi đánh giá rất cao. Đấu thầu dự án này, đã chọn ra phương án tiết giảm 891 tỷ đồng. Đó là cảm hứng tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn để thực hiện thành công 5000 km”.
Ông Phan Văn Thắng, Tổng Giám đốc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cho biết: “Để đảm bảo tiến độ dự án và ứng phó với những khó khăn chung như dịch bệnh, vật liệu khan hiếm, giá tăng phi mã… chúng tôi chủ động điều động các nhân sự có kinh nghiệm đã được tiêm chủng vacxin, huy động các trang thiết bị để tổ chức thi công hầm từ trước, đào phá đá trong hầm để nghiền sàng thành cấp phối, cát… khảo sát lựa chọn các mỏ vật liệu đảm bảo chất lượng ngay từ khi tham gia đấu thầu tránh làm tăng tổng mức đầu tư của Dự án”.
“Việc Tập đoàn Đèo Cả tiết giảm hơn 800 tỷ đồng, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tận dụng đá nổ mìn tại Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo là việc “ích nước – lợi nhà”, đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu, sau đó mới nghĩ tới quyền lợi của Doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Đức Hưởng nhận xét.
Trong bối cảnh chính sách hiện nay còn nhiều bất cập và rủi ro, ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn e ngại trước các dự án BOT. Việc Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động tìm hướng đi mới khi thu xếp nguồn vốn, để xác định không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay của các ngân hàng thương mại bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, tăng vốn thông qua thị trường chứng khoán (mã cổ phiếu: HHV), hợp đồng hợp tác đầu tư BBC…
Vừa qua, một tổ chức tài chính quốc tế cũng đã đề xuất khoản vay gần 100 triệu USD để đầu tư vào dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đã khẳng định cách đi trên là phù hợp.
Với cơ chế “liên thông để tạo ra giá trị xã hội”, ngoài việc liên thông giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, liên thông giữa nhà nước và nhà đầu tư, Tập đoàn Đèo Cả còn rất quan tâm tới việc kết nối các lĩnh vực có lợi ích liên quan tới dự án, qua đó kêu gọi các nhà đầu tư khác như bất động sản, đô thị công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, logistics… cùng tham gia góp vốn làm công trình giao thông. Đây cũng là những phương án đang được áp dụng tại các dự án mới mà Đèo Cả đang đầu tư hoặc đề xuất đầu tư như Tân Phú - Bảo Lộc, Đồng Đăng - Trà Lĩnh…
Hiện nay, ngoài việc kiện toàn tổ chức và phát triển đầu tư các dự án mới, Tập đoàn Đèo Cả vẫn đang thực hiện rất tốt việc đảm bảo tiến độ cho các công trình đang triển khai trên khắp cả nước như cao tốc Trung lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cửa Lục 1, hầm Bao Biển (Quảng Ninh), hầm Thung Thi (Thanh Hóa)…
(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.
(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.
(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.
(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.
(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.
(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.
(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.
(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.
(VNF) - Sau nhiều năm triển khai, dự án khách sạn gần 3.000 tỷ đang trong tình trạng "kín cổng cao tường" và không có dấu hiệu triển khai xây dựng.