Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử: Tư vấn Pháp 'tuýt còi' tổng thầu Trung Quốc

Nhóm PV Thời sự - 15/12/2020 09:00 (GMT+7)

Theo cam kết của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành từ tháng 1/2021. Chủ đầu tư đang cho chạy thử tổng thể 13 đoàn tàu 20 ngày dưới sự giám sát của tư vấn Pháp. Sau 3 ngày đầu tiên, tư vấn Pháp đã phát hiện có bất cập.

VNF
Tàu Cát Linh – Hà Đông chạy thử nghiệm những ngày qua. Ảnh: Như Ý

Khác với các lần vận hành kỹ thuật trước đây (chỉ 1- 2 đoàn tàu chạy), lần này, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT và tổng thầu Trung Quốc, đã cho chạy tất cả 13 đoàn tàu của dự án để kiểm tra các thông số kỹ thuật, kết nối liên hợp.

Về kết quả vận hành 3 ngày đầu tiên, ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch HĐTV - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), cho biết, các lượt tàu đã được chạy đủ theo biểu đồ hoạt động; tổng số chuyến đạt 287 lượt/ngày; tần suất 6 phút/lượt vào giờ cao điểm, 10 phút/lượt vào giờ bình thường.

Ông nói rằng tuyến đã bố trí cơ bản đủ 650 người vận hành trên tuyến, thời gian nhân viên trực và vận hành tàu là từ 5h đến 23h.

Theo thông tin mà phóng viên có được, một số quy trình vận hành để đảm bảo an toàn của tổng thầu Trung Quốc đã bị tư vấn Pháp “tuýt còi”. Cụ thể, khi đoàn tàu đang chạy trên tuyến, tư vấn Pháp đưa ra tình huống cháy xảy ra ở giữa tàu để đơn vị vận hành xử lý.

Với phương án này, theo yêu cầu của đại diện tổng thầu Trung Quốc, lực lượng vận hành không được bấm nút báo động để bơm khí tươi vào, vì đại diện tổng thầu giải thích rằng, khi cháy mà bơm khí tươi vào sẽ làm ngọn lửa bùng cháy thêm (hư hại tàu).

Nhưng tư vấn Pháp không chấp nhận cách xử lý này, yêu cầu: khi xảy ra cháy trên tàu, lực lượng vận hành phải báo động và bơm khí tươi vào để giữ khí thở cho khách, còn tàu cháy thì phải chấp nhận.

Đánh giá về cách xử lý này, chuyên gia đường sắt đô thị cho rằng, trong phương án vận hành tàu, châu Âu họ tôn trọng con người (hành khách), còn tổng thầu tại dự án Cát Linh - Hà Đông lại quan tâm đến giữ an toàn cho phương tiện.

Ngày 15/12, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước kiểm tra vận hành

Đánh giá về công tác thi công và đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động, trong cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Vào tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, đây là dự án đường sắt trên cao đầu tiên của nước ta, được ký kết năm 2008, việc dự án chậm trễ là khuyết điểm lớn của đơn vị thực hiện dự án và cần nhanh chóng khắc phục, đồng thời rút kinh nghiệm cho các công trình, dự án khác.

Trước ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói rằng, Bộ GTVT đang thực hiện các công việc cuối cùng để phấn đấu trong tháng 12 hoàn thành nghiệm thu có điều kiện dự án.

Ông Thể cam kết phấn đấu đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (dự kiến diễn ra trong tháng1/2021 - PV).

Theo tìm hiểu của phóng viên tất cả các đoàn tàu của dự án đã vận chuyển về đề-pô cả năm nay nhưng vẫn chưa thể hoạt động thương mại do dự án chưa được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu; cùng với đó chứng nhận an toàn hệ thống vẫn chưa xong, các đoàn tàu chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam đăng kiểm cấp chứng nhận an toàn.

Chiều 14/12, thông tin với phóng viên, đại diện Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết, để chuẩn bị cho tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, từ ngày 15/12, Hội đồng sẽ cử đoàn công tác đến giám sát, kiểm tra công tác hoàn thiện từng hạng mục dự án, trong đó có công tác vận hành.

Theo tìm hiểu, lần này, từ vận hành các đoàn tàu đến khớp nối với các hệ thống khác như đường ray, nhà ga, tín hiệu… đều được Tư vấn ACT (Pháp) giám sát, điều chỉnh chặt chẽ.

Qua 3 ngày vận hành đầu tiên theo phương án trên, tuy các lượt tàu chạy đạt 100% theo biểu đồ, nhưng cơ quan chức năng ghi nhận, vẫn còn một số lượt chuyến, tàu không chở khách, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận hành, nhưng vẫn bị chậm giờ về ga từ 1- 2 phút.

 

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

(VNF) - Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hòa đang phân công các cơ quan, đơn vị cung cấp tài liệu liên quan đến hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

(VNF) - Là "ông lớn" trong ngành giao thông với số vốn điều lệ gần cán mốc 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng và sở hữu hệ sinh thái đa ngành, khá bất ngờ khi Phương Thành Tranconsin vừa bị bêu tên vì chậm đóng BHXH.

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

(VNF) - “Có doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mọi quy trình trên nền tảng online nhưng khi đưa khách đến các địa phương thì vẫn phải mua vé tại chỗ”, ông Trương Gia Khánh, Giám đốc điều hành Công ty du lịch VianTravel, lấy ví dụ về thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, khoảng 1 - 2 tháng nữa dự án Aqua City của Novaland có thể sẽ tiếp tục được triển khai.

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

(VNF) - Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố chương trình hỗ trợ quốc gia trị giá 26 nghìn tỷ won (19 tỷ USD) để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua gay gắt diễn ra trên toàn cầu.

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

(VNF) - Nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm hè, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 cho chặng Hà Nội – Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, nhằm mục tiêu tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay.

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng đinh nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu vào danh sách thanh tra vàng cùng SJC

(VNF) - NHNN vừa công bố quyết định thanh tra 2 ngân hàng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu.