Học thuật

Thả nổi một phần là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thả nổi một phần hay thả nổi bẩn (dirty float) là gì?

Thả nổi một phần là gì?

Thả nổi một phần hay thả nổi bẩn (dirty float) là sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái của một nước do các nhà chức trách tiền tệ thực hiện trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, trước hết nhằm tạo ra lợi thế so với các nước bạn hàng.

Thả nổi một phần hay thả nổi bẩn (dirty float) là sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái của một nước do các nhà chức trách tiền tệ thực hiện trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, trước hết nhằm tạo ra lợi thế so với các nước bạn hàng. Khi các lực lượng thị trường có chiều hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà hữu trách về tiền tệ có thể can thiệp vào thị trường hối đoái để tỷ giá hối đoái không tăng hoặc họ có thể thận trọng tạo ra sự giảm giá tỷ giá hối đoái.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ngân hàng trung ương đôi khi sử dụng sự thả nổi một phần để can thiệp nhằm ổn định thị trường tại thời điểm nền kinh tế đang có dấu hiệu khó kiểm soát. Các ngân hàng trung ương của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã can thiệp công khai nhiều lần trong năm 2014 và 2015 để chống lại sự yếu kém về tiền tệ do sự bất ổn tại các thị trường mới nổi trên toàn thế giới.

Một số ngân hàng trung ương không muốn công khai thừa nhận khi họ can thiệp vào thị trường tiền tệ. Ví dụ, Ngân hàng Negara Malaysia được đồn đại rộng rãi là đã can thiệp để hỗ trợ đồng Ringgit Malaysia trong một thời kỳ, nhưng ngân hàng trung ương đã không thừa nhận sự can thiệp.

 

Tin mới lên