'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Chow Shing Yuk sinh ra ở Trung Quốc và lớn lên tại Hong Kong trong một gia đình không mấy khá giả. Nhờ luôn cố gắng học tập, ông Chow đã thành công đạt giành học bổng du học tại Mỹ và lấy được bằng cử nhân tại Đại học Stanford. Sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhà tư vấn tại Bain & Company trụ sở Hong Kong, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị.
Trong hành trình gây dựng sự nghiệp, tỷ phú Chow dành phần lớn thời gian của mình cho trò chơi Texas Hold'em poker trực tuyến. Nhận thấy được khả năng kiếm tiền từ trò chơi này, ông quyết định đầu tư chơi poker một cách chuyên nghiệp. Sau 8 năm gắn bó với poker, ông Chow thành công kiếm được 30 triệu HKD (tương đương 3,8 triệu USD) nhờ thắng cược.
Bắt đầu từ đây, bằng cách sử dụng linh hoạt số tiền mình có, vị tỷ phú này đã quyết định thành lập Lalatech (tiền thân là EasyVan) vào năm 2013 cùng với hai người khác là Gary Hui và Matthew Tam chỉ vì quá thất vọng với các dịch vụ vận chuyển.
Mục tiêu của Lalatech là nhằm số hóa toàn bộ quy trình đặt vận chuyển hàng hóa đường bộ, vốn đang được thực hiện theo cách truyền thống thông qua các cuộc gọi. Theo đó, phần mềm của Lalatech sẽ kết nối tài xế xe tải với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đồ đạc từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Trong thập kỷ qua, chỉ từ một cơ sở tại Hong Kong, tỷ phú Chow Shing Yuk đã từng bước đưa Lalatech thành một gã khổng lồ về hậu cần và vận chuyển dưới sự hỗ trợ từ hai doanh nghiệp lớn là Sequoia China và Hillhouse Capital.
Lalatech hoạt động dưới thương hiệu Lalamove ở Hồng Kông và Đông Nam Á, và dưới tên Huolala ở Trung Quốc. Công ty ra mắt lần đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 2013 và sau đó mở rộng sang Trung Quốc một năm sau đó. Hiện, công ty đang tập trung vào việc phát triển ở Đông Nam Á cùng Mỹ Latinh và đang có kế hoạch thâm nhập vào Trung Đông trong vài năm tới.
Lần gọi vốn riêng gần đây nhất của Lalatech là vòng Series G trị giá 230 triệu USD vào tháng 11/2021, gấp 23 lần vòng Series A, vòng gọi vốn đầu tiên của công ty trị giá 10 triệu USD vào thời điểm đầu năm 2015. Theo báo cáo của một trang web công nghệ thông tin, vòng Series G đã định giá Lalatech ở mức 13 tỷ USD. Điều này đã cho thấy sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Lalatech dưới sự điều hành của tỷ phú Chow Shing Yuk.
Công ty cho biết trong bản cáo bạch niêm yết của mình rằng trong nửa đầu năm ngoái, Lalatech là nền tảng giao dịch hậu cần trọn gói lớn nhất trên thế giới tính theo tổng giá trị giao dịch. Thị phần của doanh nghiệp được ước tính rơi vào 43,5%, theo tính toán của công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan.
Tính đến cuối năm ngoái, Lalatech sở hữu hơn 7 triệu nhà cung cấp dịch vụ được xác thực trên hệ thống và trung bình hơn 11 triệu người bán sử dụng nền tảng của doanh nghiệp hàng tháng. Công ty có trụ sở tại Hong Kong này đã có mặt tại 400 thành phố trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Đáng chú ý, hôm thứ Ba (28/3) vừa rồi, công ty của tỷ phú Chow lấy tên chính thức là Lalatech Holdings đã chính thức nộp hồ sơ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Hong Kong. Tại doanh nghiệp này, có 25% cổ phần nằm trong tay ông Chow thông qua quỹ tín thác gia đình.
Số cổ phần tại Lalatech Holdings đã nâng giá trị tài sản ròng của ông Chow lên thành 2,2 tỷ USD, giúp ông trở thành tỷ phú khởi nghiệp hiếm hoi tại Hong Kong.
Song, trước tình hình khó khăn hiện tại, giá trị của nhiều công ty khởi nghiệp đã giảm trong bối cảnh lãi suất tăng và lo ngại suy thoái kinh tế. Lalatech cũng không ngoại lệ. Bản cáo bạch IPO của công ty tiết lộ rằng ông Chow đã bán 2,17 triệu cổ phiếu của Lalatech cho gã khổng lồ internet Trung Quốc Tencent, một trong những nhà đầu tư khác của công ty, với giá 100 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Do vậy, định giá công ty bị giảm xuống còn khoảng 7,8 tỷ USD.
Lalatech hiện đang tập trung vào dịch vụ giao hàng trong cùng một thành phố, đồng thời nỗ lực thu hẹp khoản lỗ ròng khoảng 96% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 93 triệu USD vào năm 2022. Trong cùng thời gian này, doanh thu của công ty ghi nhận tăng 23% lên khoảng 1 tỷ USD, trong đó hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đóng góp hơn 90% doanh thu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.