Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giao đất, cho thuê đất: Chủ yếu qua đấu giá, đấu thầu
Bình luận về Luật Đất đai vừa được thông qua, chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng Luật đã thể chế khá rõ tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW: “Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất”; “hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu”.
Theo đó, Điều 125 dự thảo luật đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu gồm: giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất ở cho giáo viên, nhân viên y tế công tác tại các xã thuộc vùng có điều kiện khó khăn; giao đất thực hiện dự án khai thác khoáng sản; giao đất cho tổ chức bị thu hồi đất sản xuất kinh doanh...
Đây đều là các trường hợp sử dụng đất có giá trị không cao, chủ yếu phục vụ an sinh xã hội hoặc thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Ngoài các trường hợp trên thì dự thảo quy định phải thực hiện đấu giá, đấu thầu.
Các trường hợp áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khá đa dạng, bao gồm các dự án nhà ở thương mại; dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ, không ấn định quy mô tối thiểu của dự án như các phiên bản dự thảo trước.
Việc áp dụng triệt để giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu là thách thức lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường bởi yêu cầu tối thiểu về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính. Bởi vậy có không ít doanh nghiệp băn khoăn.
Nhưng suy cho cùng, việc tăng cường áp dụng phương thức cạnh tranh sẽ góp phần minh bạch hóa thị trường, hạn chế các “doanh nghiệp sân sau”, “doanh nghiệp thân hữu”. Cạnh tranh luôn là động lực tốt cho sự phát triển.
Với trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, pháp luật đưa ra yêu cầu rất chặt chẽ mà nhà đầu tư buộc phải đáp ứng mới có khả năng trúng thầu. Cơ chế đấu thầu sẽ đòi hỏi nhà đầu tư phải có nguồn lực tài chính rất mạnh cũng như năng lực kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm cao; đặc biệt phải có năng lực “thật” thông qua các dự án đã hoàn thành trong quá khứ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập gần như không có cơ hội tham gia.
Nhìn ở mặt tích cực, theo ông Đỉnh là cơ hội tốt để “thanh lọc” thị trường và là “bài test” cho sức chống chịu của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nhỏ buộc phải liên kết hình thành các doanh nghiệp lớn theo mô hình tập đoàn để củng cố năng lực, tăng khả năng cạnh tranh. Thị trường bất động sản bởi vậy sẽ đi vào phát triển theo chiều sâu, tiến tới chuyên nghiệp.
Một số ý kiến lo ngại việc tăng cường đấu giá, đấu thầu sẽ khiến giá đất tăng, kéo theo tăng giá bất động sản, vượt quá khả năng chi trả của người dân.
“Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa do rất nhiều yếu tố tác động, không thể không xét đến yếu tố đầu cơ, yếu tố lợi nhuận của người có tài sản đưa vào giao dịch”, ông Đỉnh phân tích.
Theo đó, khi Nhà nước triển khai các giải pháp hữu hiệu để chống đầu cơ (đặc biệt việc đánh thuế bất động sản), khi yếu tố đầu cơ bị giảm thiểu cho đến triệt tiêu, chỉ còn nhu cầu thực và khi hành lang pháp lý đã rõ ràng, minh bạch, các dự án được khơi thông tạo ra nguồn cung dồi dào, cán cân “cung - cầu” được cân bằng thì một cách tự nhiên, người có bất động sản sẽ phải giảm lợi nhuận cấu thành trong giá sản phẩm. Hệ quả là giá bất động sản sẽ giảm.
Khơi thông nguồn lực đất đai
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam khẳng định, nếu pháp lý chưa hoàn thiện thì doanh nghiệp rất khó làm, nhất là khi thị trường bất động sản đang trầm lắng như hiện nay.
Bởi vậy, Luật Đất đai vừa được thông qua là tín hiệu vui, giúp doanh nghiệp có thể tính toán đường hướng phát triển cho giai đoạn mới. Đặc biệt, sẽ giải phóng tâm lý co cụm, né tránh của cán bộ thực thi chính sách.
Cộng đồng doanh nghiệp mong đợi Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua và các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng có hiệu lực sẽ tác động mạnh đến sự phát triển, hồi phục của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, các dự án triển khai thủ tục đầu tư từ năm 2022 đến khi các luật này cùng có hiệu lực (2025) thì sẽ chịu tác động lớn do những thay đổi về hành lang pháp lý.
Do đó, doanh nghiệp mong muốn cơ quan chức năng quan tâm vấn đề chuyển tiếp các dự án nằm trong thời kỳ thay đổi giữa luật cũ và luật mới và có hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp khi thực hiện. Việc ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể, kịp thời cũng rất quan trọng, sẽ giúp cho những khó khăn được khơi thông và thúc đẩy sự hồi phục tích cực của thị trường bất động sản - ông Hiệp bày tỏ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW kỳ vọng, Luật Đất đai mới được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất chặt chẽ có hiệu quả, tháo gỡ các vấn đề là điểm nghẽn về nguồn lực đất đai. Điển hình như về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, giá đất, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư.
Cùng đó là thuế - công cụ thuế góp phần thúc đẩy chuyển dịch đất đai đóng góp cho nguồn thu ngân sách, nguồn thu của Nhà nước, nguồn thu của xã hội sẽ sát thực tế; đồng thời giúp hoàn thiện vấn đề vốn hóa đất đai, vốn hóa quyền sử dụng đất thúc đẩy thị trường bất động sản…
Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi được cả xã hội đón nhận với mong đợi những điểm nghẽn, nút thắt về chính sách sẽ nhanh chóng được tháo gỡ và loại bỏ. Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai; góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.