'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giới chức Nhà Trắng mới đây tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Seoul trong năm 2020 phải chi 4,7 tỷ USD nếu muốn tiếp tục giữ binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, tăng 500% so với 2019.
Hiện có khoảng 25.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc cùng nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự khác nhau. Ban đầu, ông Trump yêu cầu tăng từ 1 tỷ USD năm 2019 lên 5 tỷ USD cho 2020, nhưng giới chức Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nỗ lực thuyết phục ông hạ xuống còn 4,7 tỷ USD, theo CNN.
Các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc tiết lộ khoản tiền 4,7 tỷ USD được dùng để trang trải nhiều thứ từ cống thoát nước tại căn cứ quân sự, tập trận chung cho đến những chuyến bay của máy bay ném bom ở bán đảo Triều Tiên.
Việc tăng chi phí này khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc không hài lòng cũng như khiến các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa lo ngại, đồng thời vấp phải phản đối từ giới lãnh đạo Hàn Quốc.
Quan chức Hàn Quốc cho rằng chi tiêu quốc phòng phải được quốc hội nước này phê chuẩn. Khoản tiền Washington yêu cầu cao gấp 5 lần so với những năm trước và Seoul khó lòng đáp ứng được đòi hỏi này.
Một trợ lý cấp cao của Nhà Trắng, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ (NEC) Larry Kudlow ngày 15/11 cho biết thỏa thuận thương mại một phần giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được ký kết ở cấp bộ trưởng, không phải giữa hai nhà lãnh đạo.
Theo ông Kudlow, các nỗ lực hoàn tất "giai đoạn 1" của thỏa thuận thương mại đang đạt tiến bộ. Tuy nhiên, ông cho biết hiện thời điểm chính xác cho việc ký kết thỏa thuận vẫn chưa được quyết định.
Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang hoàn thiện văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn một, tập trung vào nông sản, tiền tệ và dịch vụ tài chính. Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban đầu có kế hoạch ký thỏa thuận bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Chile ngày 16-17/11 nhưng sự kiện đã bị hủy do các cuộc biểu tình ở nước này.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ được xem xét làm địa điểm thay thế nhưng chưa có gì đảm bảo hai lãnh đạo sẽ gặp nhau.
Hai quốc gia đã tiến tới thỏa thuận đình chiến trong tháng trước và bắt đầu làm việc cật lực để hoàn tất thỏa thuận thương mại giới hạn – vốn được dự báo sẽ ký kết trong tháng này. Trung Quốc khăng khăng đòi Mỹ rút lại hàng rào thuế quan như là một phần của thỏa thuận, nhưng Mỹ thể hiện sự phản đối quyết liệt trước đề xuất này.
Ông Trump hôm 12/11 dọa nâng đáng kể thuế nhập khẩu nếu thỏa thuận bất thành.
Số liệu chính thức từ chính quyền Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đưa ra ngày 15/11 xác nhận kinh tế Khu hành chính này trong quý III/2019 đã rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong 10 năm qua, do tác động tiêu cực từ các cuộc biểu tình và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Tăng trưởng kinh tế của Hong Kong trong quý III/2019 đã giảm 3,2% so với quý trước đó và tương tự như số liệu thống kê sơ bộ được công bố hồi cuối tháng Mười.
Đây là quý giảm thứ hai liên tiếp, đồng nghĩa với việc kinh tế Hong Kong rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật trong quý III/2019.
So với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Hong Kong trong quý III đã giảm 2,9% và cũng giống với con số thống kê sơ bộ đưa ra trước đó.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, các nhà phân tích cảnh báo kinh tế Hong Kong có khả năng đối mặt với sự sụt giảm sâu hơn và kéo dài hơn so với những gì trung tâm thương mại và tài chính này đã trải qua trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và đại dịch SARS năm 2003.
Trong một thông báo, chính quyền Hong Kong nói rằng chấm dứt bạo động và khôi phục sự bình yên là điểm mấu chốt đối với sự phục hồi kinh tế do đó chính quyền Hong Kong sẽ tiếp tục kiểm soát tình hình một cách cẩn thận và đưa ra các biện pháp cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp và bảo đảm sự an toàn.
Ngày 14/11, Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo nước này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu của Mỹ và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Theo hãng tin Reuters, quyết định dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ đã được Bắc Kinh công bố trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa hai nước.
Trước đó, Tân Hoa xã ngày 7/11 đưa tin Cơ quan Hải quan và Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đang nghiên cứu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Mỹ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm sang Trung Quốc.
Kể từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã cấm nhập toàn bộ thịt gia cầm và trứng của Mỹ sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại quốc gia này sau nhiều năm qua.
Các biện pháp hạn chế khiến giá trị hàng gia cầm nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 80% từ mức 390 triệu USD năm 2014 xuống 74 triệu USD năm 2015.
Triều Tiên ngày 11/11 đã gửi tối hậu thư tới Hàn Quốc, cảnh báo sẽ phá bỏ các cơ sở do quốc gia láng giềng phía nam xây dựng trên núi Kumgang nếu Seoul không tự thực hiện.
“Ngày 11/11, chúng tôi đã gửi tối hậu thư, cảnh báo rằng nếu các nhà chức trách Hàn Quốc nhất quyết đưa ra yêu sách vô lý, chúng tôi sẽ coi điều đó có nghĩa là họ từ chối quyền dỡ bỏ, và chúng tôi sẽ đơn phương tiến hành các biện pháp cứng rắn để dỡ bỏ các cơ sở đó”, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin bằng tiếng Anh ngày 15/11.
“Chúng tôi sẽ phát triển núi Kumgang trở thành khu nghỉ dưỡng du lịch nổi tiếng thế giới, bằng trách nhiệm của chúng tôi và theo cách của chúng tôi, với tư cách là chủ sở hữu vì lợi ích của đất nước và sự phồn thịnh. Không có chỗ cho Hàn Quốc ở đây”, KCNA nhấn mạnh.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết đã nhận được tối hậu thư của Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng đối thoại để giải quyết vấn đề.
“Chính quyền (Hàn Quốc) sẽ giải quyết chuyện này một cách bình tĩnh dựa trên lập trường nhất quán của chúng tôi rằng, vấn đề du lịch trên núi Kumgang nên được giải quyết thông qua thỏa thuận chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên phản hồi tích cực với lập trường của chúng tôi”, phó phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Eun-han nói.
Xem thêm >> Bill Gates giành lại ngôi vị giàu nhất thế giới, ông chủ Amazon tụt hạng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.