Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 26/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã kêu gọi người dân nước này sử dụng đồng nội tệ lira thay đồng USD trong các giao dịch.
Ông khẳng định những công dân tin tưởng và đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng đồng nội tệ lira sẽ "tiếp tục thành công", đồng thời đảm bảo nền kinh tế nước này đang chứng kiến sự "phục hồi".
Theo Tổng thống Erdogan, mọi số liệu thống kê công bố gần đây đều khẳng định thực tế này khi khối lượng giao dịch bán lẻ trong tháng 11/2019 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018 và thị trường chứng khoán cũng đạt mức cao nhất trong 18 tháng qua, vượt 106.000 điểm.
Hồi tháng 8/2018, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ sau khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt Ankara để phản đối hành động bắt giữ một mục sư người Mỹ với tội danh gián điệp.
Mới đây, Mỹ cũng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/11 đã ký ban hành Đạo luật "Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong" và luật cấm xuất khẩu vũ khí kiểm soát đám đông cho chính quyền Hong Kong.
Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm tiến hành đánh giá về việc liệu Hong Kong có đủ tự trị để xứng đáng được Mỹ đối xử đặc biệt về thương mại theo Đạo luật Chính sách Hong Kong 1992 hay không.
Dự luật cũng áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền tại Hong Kong và ngăn không cho những người này vào Mỹ.
Ngay sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) ngày 28/11 đã triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Terry Branstad để trao công hàm "phản đối mạnh mẽ" việc Tổng thống Donald Trump ký thông qua Đạo luật "Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong".
Ông Lạc thúc giục Mỹ "không áp dụng đạo luật Dân chủ và nhân quyền Hong Kong trong thực tiễn, lập tức chấm dứt can thiệp vào vấn đề Hong Kong cũng như công việc nội bộ của Trung Quốc để tránh gây tổn hại thêm cho quan hệ Trung - Mỹ và hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan trọng".
Ngày 29/11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông báo kêu gọi Triều Tiên hạn chế các hành động khiêu khích và trở lại bàn đàm phán về việc giải trừ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.
Đây là thông báo được đưa ra sau khi Triều Tiên phóng vật thể từ hệ thống bắn liên tiếp của bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn trong ngày 28/11.
Trong thông báo, Mỹ kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và không nên có những hành động khiêu khích trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đề nghị Triều Tiên quay trở lại đàm phán để hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Ngoài ra, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề cập tới cuộc điện đàm giữa ông Lee Do-hoon - đặc phái viên Hàn Quốc phụ trách hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, với ông Stephen Biegun - đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên. Tuy nhiên, thông báo không cho biết nội dung chi tiết.
Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 28/11 đã chấp nhận tái sắp xếp lại tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chung.
Theo đó, NATO công bố đồng ý giảm tỷ lệ đóng góp của Mỹ cho ngân sách của liên minh. Đây được đánh giá là một động thái nhằm xoa dịu những phàn nàn của Mỹ về việc san sẻ gánh nặng về chi phí đóng góp cho NATO. Động thái này của NATO cũng nhằm đảm bảo một cuộc gặp thượng đỉnh của khối không sóng gió vào tuần sau ở London, Anh.
Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, các thành viên đã đồng ý với việc tái phân bổ lại một số chi phí.
"Mỹ sẽ trả ít hơn, Đức sẽ trả nhiều hơn, vì vậy Mỹ và Đức sẽ trả như nhau, mỗi bên sẽ đóng góp hơn 16% cho ngân sách trung ương của NATO. Phần còn lại sẽ do các thành viên khác của NATO gánh vác”, ông Stoltenberg nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn phàn nàn việc Mỹ đã chi trả nhiều hơn các chi phí hợp lý cho NATO, đồng thời hối thúc các đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng tài chính cũng như nhanh chóng thực hiện tốt cam kết chi tiêu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng vào năm 2024 như đã thống nhất tại Hội nghị thượng định NATO ở Xứ Wales hồi năm 2014, một mục tiêu mà Đức sẽ khó đạt được.
Tuy nhiên, hôm 27/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào đầu những năm 2030 theo mục tiêu mà NATO đưa ra.
Theo thông báo từ văn phòng Thủ tướng Iraq Adil Abdul Mahdi, ông sẽ từ chức vì sức ép từ những cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài 2 tháng qua.
Trong thông báo, ông Abdul Mahdi nói ông sẽ trình đơn từ chức lên quốc hội, đồng thời kêu gọi chính phủ "hành động vì lợi ích của Iraq... để tránh rơi vào vòng xoáy bạo lực và hỗn loạn".
Ông Abdul Mahdi cho biết ông quyết định từ chức sau tuyên bố hôm 29/11 của giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite tại Iraq Grand Ayatollah Ali al-Sistani về "sự thất bại của các cơ quan chính phủ trong việc xử lý tình hình trong 2 tháng qua".
Thông báo thủ tướng Iraq từ chức được đưa ra sau khi lãnh sự quán Iran tại TP Najaf bị tấn công vào ngày 27/11 làm ít nhất 31 người thiệt mạng. Theo thông tin ngày 28/11 từ Ủy ban Nhân quyền Tối cao, có hơn 1.000 người bị thương chỉ trong vòng 3 ngày biểu tình.
Ông Ali Al-Bayati, một thành viên của ủy ban, cho biết tổng cộng có 380 người chết và 17.745 người bị thương khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu nổ ra từ ngày 1/10.
Đài CNN dẫn lời các nhà hoạt động rằng người biểu tình yêu cầu các thành viên chính phủ từ chức và tổ chức bầu cử sớm dưới sự giám sát trực tiếp của Liên Hiệp Quốc. Nguyên nhân là do nhiều người Iraq cho rằng các đảng chính trị cầm quyền là nguyên nhân khiến kinh tế nước nhà khó khăn.
Xem thêm >> Chính quyền mới của Sri Lanka muốn Trung Quốc trả lại cảng thuê 99 năm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.