Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo CNN, hơn một thập kỷ trước, nguyên nhân khiến cho thế hệ Millennials (những người sinh ra trong khoảng thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) không chịu chi tiền để mua nhà được thảo luận xôn xao. Sự non nớt của tuổi trẻ, tính lười biếng hay không muốn bị trói chân bởi những khoản nợ là những lý do được nhiều chuyên gia đưa ra để giải thích cho vấn đề này.
Vào năm 2020, câu chuyện thế hệ trẻ không muốn mua nhà đã được bóc tách. Trong thực tế, thế hệ Millennials muốn sở hữu nhà nhưng ngân sách của họ không đủ để thực hiện điều đó. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát và nhu cầu về bất động sản tăng cao, những chàng trai, cô gái ngày đó giờ đã phải lập gia đình, họ đã quyết định mong muốn “chạy trốn” đến những không gian rộng mở ở vùng ngoại ô.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Môi giới nhà ở Quốc gia Mỹ (NAR), những người mua nhà lần đầu tiên chỉ chiếm 26% tổng số người mua nhà trong năm nay (tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2022), mức thấp nhất trong bốn thập kỷ vừa qua.
“Giấc mơ Mỹ” đã tan biến khi những áp lực tài chính đang đè nặng trên vai thế hệ trẻ tại quốc gia này. Việc sở hữu ngôi nhà đầu tiên đang ngày càng khó khăn với thế hệ Millennials.
Người trẻ ở Mỹ đang phải chật vật trong việc tìm kiếm cơ hội mua nhà. Ảnh: Getty Images.
Theo CNN, hơn một thập kỷ trước, nguyên nhân khiến cho thế hệ Millennials (những người sinh ra trong khoảng thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) không chịu chi tiền để mua nhà được thảo luận xôn xao. Sự non nớt của tuổi trẻ, tính lười biếng hay không muốn bị trói chân bởi những khoản nợ là những lý do được nhiều chuyên gia đưa ra để giải thích cho vấn đề này.
Áp lực cơm, áo, gạo, tiền
Vào năm 2020, câu chuyện thế hệ trẻ không muốn mua nhà đã được bóc tách. Trong thực tế, thế hệ Millennials muốn sở hữu nhà nhưng ngân sách của họ không đủ để thực hiện điều đó. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát và nhu cầu về bất động sản tăng cao, những chàng trai, cô gái ngày đó giờ đã phải lập gia đình, họ đã quyết định mong muốn “chạy trốn” đến những không gian rộng mở ở vùng ngoại ô.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Môi giới nhà ở Quốc gia Mỹ (NAR), những người mua nhà lần đầu tiên chỉ chiếm 26% tổng số người mua nhà trong năm nay (tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2022), mức thấp nhất trong bốn thập kỷ vừa qua.
Trước đó, tỷ lệ người mua nhà lần đầu trong thập kỷ qua nằm trong khoảng 30-40%. Vào năm 2009, giữa cuộc đại suy thoái, con số này vẫn lên tới 50%.
Một tin buồn khác cho thế hệ Millennials và Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012), độ tuổi trung bình của những người mua nhà lần đầu tiên là 36 tuổi, con số cao kỷ lục, tăng so với mức 33 tuổi của năm ngoái.
Không khó để hiểu tại sao người mua nhà lần đầu tiết kiệm được ít tiền mặt hơn và không có vốn chủ sở hữu như những người mua nhà nhiều lần.
“Họ vừa phải tiết kiệm, vừa phải thanh toán phí thuê nhà, khoản nợ sinh viên, tiền chăm sóc trẻ em và các chi tiêu khác. Đặc biệt là năm nay, họ đang phải đối mặt với việc giá nhà và lãi suất thế chấp ngày càng tăng”, bà Jessica Lautz, Phó chủ tịch NAR, cho biết.
Ngoài lãi suất thế chấp tăng, giá nhà cũng tăng vọt với số tiền trung bình khoảng 413.800 USD/căn vào tháng 6 năm nay. Điều đó đã đẩy giá thuê nhà lên cao, nhiều người sẽ chọn cách tiếp tục tiết kiệm cho một khoản trả trước thay vì mua nhà ngay bây giờ.
Sau đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cùng với đó, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã thực hiện đợt tăng lãi suất với quy mô lớn, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong 33 năm. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã có những động thái tương tự.
Nền kinh tế Mỹ dự kiến có thêm 200.000 việc làm trong tháng 10, giảm so với mức 263.000 vào tháng 9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng nhẹ, từ 3,5% lên 3,6%, mức gần như thấp nhất trong nửa thế kỷ.
Đây là số liệu kinh tế quan trọng cuối cùng của Mỹ trước khi cuộc bầu cử tổng thống giữa nhiệm kỳ diễn ra và nó càng củng cố lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Việc Fed tiến hành cuộc thắt chặt chính sách tiền tệ gay gắt nhất lịch sử hiện đại đã đẩy lãi suất thế chấp lên trên 7% lần đầu tiên trong 20 năm. Điều này làm chậm đà tăng trưởng của hoạt động kinh doanh và khiến việc chi tiêu của các hộ gia đình ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn chưa ghi nhận những dấu hiệu tiêu cực nào đáng kể.
Trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn của năm 2022, đây là điều đáng lo ngại vì nó đang phản ánh nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Đó là một phần lý do tại sao Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Fed hoàn toàn muốn tất cả người lao động Mỹ giữ được việc làm của họ. Cơ quan này chỉ muốn thấy một số chỉ dấu suy yếu trên thị trường lao động, chẳng hạn như tăng trưởng tiền lương chậm lại hoặc giảm tỷ lệ việc làm còn trống nhân sự.
Các nhà phân tích nói rằng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế là rất cao. Tuy nhiên, Fed đang đánh cược rằng tác động của suy thoái sẽ không nghiêm trọng bằng việc lạm phát tăng cao.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.