Thị trường bất động sản trước cú sốc Covid-19: Bán lẻ, văn phòng, khách sạn 'dính đòn' nặng

Vĩnh Chi - 20/03/2020 20:58 (GMT+7)

(VNF) - Theo Jones Lang LaSalle (JLL), các lĩnh vực bán lẻ, khách sạn, văn phòng sẽ chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

VNF
Thị trường bất động sản trước cú sốc Covid-19: Bán lẻ, văn phòng, khách sạn 'dính đòn' nặng

Với các diễn biến hiện tại của Covid-19, JLL kỳ vọng vào nửa cuối năm 2020, kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi. Tuy nhiên, đơn vị này nhấn mạnh: thay vì đặt cược vào bất kỳ dự đoán táo bạo nào, hãy tập trung chuẩn bị cho tăng trưởng chậm và có thể kéo dài.

Theo JLL, hoạt động đầu tư có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2020, do các nhà đầu tư do dự trước tình hình bất ổn. Các nhà đầu tư sẽ nghiêng về tài sản trú ẩn an toàn​, cân nhắc về rủi ro như ổn định thu nhập và khả năng vận hành.

Trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hương phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác.

Đối với thị trường khách sạn và du lịch, JLL nhận xét: tác động của tâm lý hạn chế đi lại và lệnh cấm nhập cảnh từ nhiều quốc gia đã ngay lập tức làm ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực khách sạn và du lịch. Trong ngắn hạn, tỷ lệ lấp đầy của ngành sẽ giảm.

Các thị trường có tỷ lệ khách quốc tế cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi các khu vực có thể phục vụ du khách trong nước có thể bị ảnh hưởng ít hơn. Thị trường khách sạn và du lich có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian ngắn.

Đối với thị trường bán lẻ, JLL cho rằng các nhà bán lẻ toàn cầu cần phải chuẩn bị để bước vào giai đoạn rủi ro cao đối với dòng tiền và tăng chi phí vận hành phát sinh do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng và gián đoạn chuỗi cung ứng.

"Bảo vệ dòng tiền vẫn rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ và đặc biệt đối với những nhà đầu tư có biên lợi nhuận mỏng", JLL lưu ý.

Đơn vị này cũng nhận định các nhà bán lẻ có tiềm lực mạnh mẽ để vận hành tốt kênh bán hàng trực tuyến và xây dựng mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt sẽ hưởng lợi lâu dài. Đảm bảo sự linh hoạt và dẻo dai của chuỗi cung ứng cũng sẽ là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro của những cú sốc trong tương lai.

Đối với thị trường công nghiệp và hậu cần, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động lớn tới lĩnh vực này. Hoạt động giảm tại các cảng và sân bay cửa ngõ chính sẽ dẫn đến giảm hiệu suất tài sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh có thể đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa và robot trong các hoạt động và làm giảm sự phụ thuộc vào con người. Người tiêu dùng ưa chuộng mua sắm trực tuyến, cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về không gian hậu cần.

Đối với thị trường văn phòng, bệnh dịch sẽ làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở thị trường này; tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Số người làm việc từ xa tăng sẽ có khả năng làm giảm tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối tượng dễ bị thiệt hại nhất. Về lâu dài, tình hình dịch bệnh có thể thúc đẩy đầu tư vào các sản phẩm công nghệ giúp nhân viên làm việc từ xa.

Đối với thị trường nhà ở, xu hướng nhà ở với mật độ dân số cao và không gian cộng đồng lớn có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, JLL lạc quan rằng bất động sản nhà ở vẫn là tài sản đầu tư tốt, hưởng lợi từ thu nhập tiền thuê ổn định và khả năng linh hoạt giá thuê để đảm bảo tỷ lệ lấp đầy. Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở vốn ổn định, tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thị trường...

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.