Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Vượt khó năm 2023, phục hồi năm 2024
Trong báo cáo gần đây của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội, cho biết thị trường BĐS cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng hiện tiếp tục xu thế phục hồi và tăng trưởng vững chắc hơn.
“Với đà phục hồi này, thị trường BĐS sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi”, ông Châu chia sẻ.
Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. HCM, 2 tháng đầu năm 2024, thị trường BĐS tại địa phương có tín hiệu phục hồi khi doanh thu kinh doanh BĐS ước đạt 42.300 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ và chiếm gần 60% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác. Nguyên do là tác động của Chính phủ khi ban hành các chính sách để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường đầu năm ngoái, đồng thời các doanh nghiệp BĐS đã nắm bắt cơ hội, chung tay phối hợp thực hiện nhiều chính sách thanh toán, ưu đãi cho khách hàng.
Trước đó, báo cáo của Sở Xây dựng TP. HCM cũng cho thấy, thời điểm quý IV và cả năm 2023, hoạt động kinh doanh BĐS tại thành phố dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã dần hồi phục, quý sau tăng trưởng ít âm hơn quý trước.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường BĐS TP. HCM tăng trưởng âm gần 11,58%, thậm chí quý I/2023 tăng trưởng âm đến 16,2%. Nhưng 9 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm còn hơn 8,7% và cả năm 2023 tăng trưởng âm còn khoảng 6,4% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động kinh doanh BĐS cả năm 2023 đạt 230.109 tỷ đồng, giảm 2,1% so với cùng kỳ. Như vậy có thể nói, thị trường BĐS TP. HCM trong xu thế phục hồi, tăng trưởng trở lại, tốc độ có chậm nhưng thể hiện tín hiệu vững chắc hơn.
“Sau hàng loạt nỗ lực khôi phục thị trường BĐS từ Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành và chính bản thân các DN hoạt động trong lĩnh vực này, chúng ta nhận thấy thị trường đã có những tín hiệu khả quan hơn. Bằng chứng là kết quả giao dịch qua các quý dần cải thiện và ổn định”, ông Trần Văn Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định.
Lãnh đạo VARS cũng dự báo, quý I và quý II/2024, thị trường sẽ tiếp tục duy trì tín hiệu tốt được duy trì từ thời điểm cuối năm ngoái. Nhưng phải từ cuối quý III trở đi sự phục hồi mới được thể hiện rõ rệt. Năm 2024, thị trường sẽ đón nhận sự quay trở lại của khoảng 30 - 40% lượng môi giới BĐS. Càng về thời điểm cuối năm, số lượng này càng có xu hướng tăng lên.
Chủ đầu tư “tung” hàng vừa túi tiền đón đầu xu hướng
Một số môi giới sàn giao dịch BĐS phía Nam nhận xét, nguồn cung hiện được đẩy mạnh cả về chất và lượng, các sự kiện mở bán, kick-off quy mô lớn được triển khai. Một số dự án mới được đẩy mạnh truyền thông với nhiều hoạt động khuấy động thị trường, đặc biệt là các dự án thuộc Vinhomes, Khang Điền...; trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư đã bắt đầu tận dụng ưu đãi về lãi suất để săn tìm các sản phẩm tiềm năng; giao dịch thứ cấp diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ, đất nền giá vừa túi tiền.
Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, hiện có khoảng 1,8 triệu người lao động có nhu cầu mua nhà ở nhưng số lượng BĐS có thể đáp ứng mới chỉ đạt khoảng 30%. Đồng thời do đây là thời kỳ dân số vàng với nhu cầu ở thực cao, thị trường BĐS vẫn sở hữu tiềm lực để tiếp tục bật lên trong thời gian tới. Phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá vừa túi tiền sẽ phát huy tốt vai trò trụ cột, dẫn dắt toàn bộ thị trường từ giai đoạn giữa năm 2024.
“Một số chủ đầu tư lúc trước không mặn mà với nhà ở vừa túi tiền đã chuyển hướng làm nhà ở xã hội ngay tại quỹ đất 20% của dự án. Tuy thủ tục để triển khai dự án vẫn còn phức tạp nhưng có thể nói đây là sự chuyển hướng tích cực cho cả DN lẫn thị trường.
"Song song với đó, trong điều kiện phân khúc cao cấp, trung cấp 'đóng băng', việc phát triển sản phẩm thị trường đang cần sẽ giúp giải quyết việc làm cho người lao động, tạo sản phẩm bán được ngay, dù mức lợi nhuận có thể thấp hơn, còn thị trường sẽ có thêm sản phẩm vừa túi tiền cho người dân, áp lực về nhà ở cũng giảm phần nào”, ông Bình chia sẻ.
Về phía doanh nghiệp, đại diện Phú Đông Group cho biết, chiến lược hiện nay là bám sát định hướng phát triển nhà ở vừa túi tiền. Đơn cử, dự án Phú Đông SkyOne (Bình Dương) có mức giá bán dự kiến chỉ từ 1,4 – 2,2 tỷ đồng/căn. Trong đó 75% là căn hộ có mức giá từ 1,4 – 1,8 tỷ đồng/căn. “Có chi phí vô cùng tối ưu nhưng tiện ích vẫn đảm bảo cao cấp, dự án Phú Đông SkyOne được ‘đo ni đóng dày’ cho những gia đình trẻ, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn”, ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, cho hay.
Tương tự, chủ đầu tư Nam Long cũng đã cho ra mắt "giỏ hàng" gồm 1.602 căn hộ EHomeS thuộc khu đô thị Nam Long II Central Lake (Cần Thơ) giá chỉ từ 600 triệu đồng/căn. Tại TP. HCM, hơn 200 nhà ở xã hội dự án EHomeS Nam Sài Gòn sẽ được bàn giao vào đầu năm 2024.
Thậm chí, một số chủ đầu tư ngoại cũng xem đây là cơ hội khi quyết định rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Đơn cử, Công ty Cổ phần Đầu tư TTCapital mới đây đã cùng 2 đối tác đến từ Nhật Bản là Cosmos Initia và Koterasu Group ra mắt liên doanh hợp tác chiến lược, đồng hành dài hạn trong việc phát triển các dự án địa ốc vừa túi tiền.
Theo đó, hai doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD cho TTCapital trong vòng 5 năm tới, dự kiến mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 1.000 căn hộ vừa túi tiền. Dự án đầu tiên mà liên doanh đầu tư đặt tại tỉnh Bình Dương, với quy mô khoảng 2.000 căn hộ, giá dưới 35 triệu đồng/m2 (dưới 2 tỷ đồng/căn).
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhận định cùng với nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền sẽ là xu hướng phát triển chính trên thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới. Năm 2024 sẽ có nhiều cơ hội và thách thức đan xen, nhưng nhờ sự tham gia của các chủ đầu tư trong cuộc đua phát triển nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội cũng sẽ từng bước thu hẹp khoảng cách lệch pha cung - cầu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.