Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

Thanh Hằng - 21/08/2018 15:22 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (restrictive trade agreement) là gì?

VNF
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (restrictive trade agreement) là một loại cấu kết giữa các nhà cung cấp nhằm loại trừ toàn bộ hoặc một phần canh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (restrictive trade agreement) là một loại cấu kết giữa các nhà cung cấp nhằm loại trừ toàn bộ hoặc một phần canh tranh. Nhìn chung những thỏa thuận  thuộc loại này thường tập trung vào việc quy định giá và tỷ lệ chiết khấu thống nhất, nhưng cũng có thể liên quan đến hạn ngạch sản xuất, phân chia thị trường và cùng nhau điều chỉnh năng lực sản xuất. Các nhà kinh tế phê phán những thỏa thuận thuộc loại này vì chúng có khuynh hướng làm cho giá cả tăng cao hơn mức cạnh tranh và giúp cho các nhà cung cấp kém hiệu quả tránh được tính chất khốc liệt của cạnh tranh. Hầu hết các nước đều có thái độ cứng rắn đối với các thỏa thuận hạn chế buôn bán thông qua việc cấm đoán, hoặc chỉ chấp nhận trong những trường hợp ngoại lệ.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này:

Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.

Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Cùng chuyên mục
Tin khác