Thủ đoạn hạn chế lao động là gì? Mục tiêu và hoạt động cụ thể của công đoàn

Quỳnh Anh - 21/08/2018 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thủ đoạn hạn chế lao động (restrictive labor practice) là gì? Mục tiêu và hoạt động cụ thể của công đoàn.

VNF
Thủ đoạn hạn chế lao động (restrictive labor practice) Thủ đoạn thường được công đoàn sử dụng để phục vụ cho lợi ích của đoàn viên, nhưng lại giảm hiệu quả sản xuất.

Thủ đoạn hạn chế lao động là gì?

Thủ đoạn hạn chế lao động (restrictive labor practice) là thủ đoạn thường được công đoàn sử dụng để phục vụ cho lợi ích của đoàn viên, nhưng lại giảm hiệu quả sản xuất. Ví dụ, công đoàn yêu cầu phải sử dụng một số người nhất định để làm một công việc, mặc dù yêu cầu này dẫn tói việc sử dụng nhiều lao động hơn mức cần thiết để thực hiện công việc đó một cách có hiệu quả. Các công đoàn khác nhau hoạt động trong cùng nhà máy có thể đưa ra những quy định ghi rõ đoàn viên của mình làm và có thể không làm những nhiệm vụ nào đó và những quy định này hạn chế khả năng sử dụng lao động một cách linh hoạt. Các công đoàn cũng có thể chống lại việc lắp đặt máy móc mới, đặc biệt khi chúng làm cho một số đoàn viên của họ bị mất việc.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mục tiêu và hoạt động cụ thể của công đoàn

Cung cấp lợi ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, như các Hội Ái hữu (Friendly Societies), thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay, ở các nước phát triển, những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn.

Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.

Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.

Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ có lợi cho toàn thể giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.

Cùng chuyên mục
Tin khác