Thu phí cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn từ 18/2: Mức cao nhất 200 ngàn đồng/lượt

Quang Toàn - 14/02/2020 06:32 (GMT+7)

(VNF) - Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thông tin, từ 0h ngày 18/2/2020, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ bắt đầu thu phí chính thức sau hơn một tháng vận hành miễn phí.

VNF

Ông Vũ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, tuyến cao tốc này sẽ áp dụng hình thức thu phí kín, chủ phương tiện trả tiền theo quãng đường sử dụng, mức phí được áp dụng cho từng loại xe.

Cụ thể, loại xe nhóm 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng) có mức phí thấp nhất 2.100 đồng/km; mức phí cao nhất áp dụng cho loại xe nhóm 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 feet) là 8.100 đồng/km.

"Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra (Covid-19), lượng phương tiện lưu thông trên hai tuyến Quốc lộ 1 và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sụt giảm khoảng 40%. Từ bình quân 11.000 lượt xe/ngày đêm xuống còn khoảng 7.000 lượt xe/ngày đêm so với thời điểm chưa xuất hiện dịch. Điều này càng khiến phương án tài chính của dự án thêm khó khăn", ông Hoàng thông tin.

Cũng theo ông Vũ Minh Hoàng, với mức phí đang áp dụng, nhà đầu tư thu cả hai tuyến nâng cấp Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc, dòng tiền của dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn âm khoảng 5.000 tỷ đồng trong 9 năm đầu khai thác so với phương án tài chính ban đầu.

Giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ của Dự án thành phần 1, thuộc dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

Lý giải về việc này, ông Hoàng cho biết, dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu tư rất lớn (hơn 12.000 tỷ đồng), gồm hai hợp phần: xây dựng 64km đường cao tốc đoạn Km45+100 - Km108+500 và tăng cường 105km mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500.

Trước đây, để phương án tài chính của dự án khả thi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ngoài các trạm thu phí kín trên tuyến cao tốc, nhà đầu tư được quyền sử dụng hai trạm phí hở trên Quốc lộ 1, một trạm tại Km24+900 và một trạm tại Km93+160.

Tuy nhiên, dự án sau đó buộc phải điều chỉnh lại theo hướng chỉ thu phí một trạm trên Quốc lộ 1 tại Km93+160 (bỏ trạm Km24+900), đồng thời bổ sung đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị kết nối vào tuyến cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng và áp dụng thu phí đồng nhất trên toàn tuyến đường cao tốc từ Bắc Giang đến Cửa khẩu Hữu Nghị.

"Với các bất cập về phương án tài chính hiện nay chưa được giải quyết, đồng thời tuyến Chi Lăng - Hữu Nghị chưa hoàn thành, điểm đầu Chi Lăng của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn còn cách Tp. Lạng Sơn khoảng 30km và cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 43km khiến dự án đang gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn vốn đầu tư", ông Hoàng thông tin.

Trước thực trạng của dự án, vừa qua, nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Giao thông Vận tải sớm báo cáo cơ chức năng về các khó khăn liên quan đến phương án tài chính của dự án và có các giải pháp bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án giống như những dự án cao tốc khác, tránh việc phải dừng khai thác, hướng tới việc vận hành ổn định, lâu dài.

Dự án BOT Bắc Giang - Chi Lăng (Lạng Sơn) dài gần 170km, tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Trong đó, hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 dài 105km đã hoàn thành, thu phí từ tháng 6/2018. Hợp phần cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64km, được thông xe kỹ thuật cuối tháng 9/2019, bắt đầu thu phí từ 0h ngày 18/2/2020.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.