Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn gửi UBND tỉnh Lai Châu về việc đầu tư dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, kết nối thị xã Sa Pa (Lào Cai) với huyện Tam Đường (Lai Châu).
Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan chủ quản dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên như đề xuất của tỉnh này.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao UBND tỉnh Lai Châu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, cơ quan và triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hồi tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đầu tư dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, kết nối thị xã Sa Pa (Lào Cai).
Cụ thể, dự án này bao gồm tuyến hấm và đường dẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi với tổng chiều dài tuyến khoảng 8,8km, trong đó phần hầm dài 2,5km; đường dẫn và cầu dài 6,3km.
Điểm đầu của dự án nằm tại Km78, Quốc lộ 4D; điểm cuối thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến 3.300 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã giao cho tỉnh Lai Châu là 2.500 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương 800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước năm 2025.
Theo UBND tỉnh Lai Châu, dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên khi hoàn thành sẽ giúp phương tiện tránh được 22km đường đèo trên quốc lộ 4D, rút ngắn thời gian di chuyển qua đèo từ 52 phút với xe con và khoảng 120 phút với xe tải, xe container xuống còn 11 phút nếu đi qua hầm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.