'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Về phương án chuẩn bị thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP. HCM đã khảo sát, đánh giá khả năng đảm bảo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tại hơn 2.800 điểm cung ứng và 28.000 cửa hàng bách hóa. Thương nhân 3 chợ đầu mối được tập huấn, hướng dẫn tổ chức tiếp nhận thực phẩm bằng phương thức giao dịch trực tuyến.
Những ngày qua, TP. HCM đã khắc phục kịp thời tình trạng thiếu hụt hàng hóa, lương thực, thực phẩm tại một số thời điểm ở một số điểm bán, siêu thị; tổ chức các điểm bán hàng hỗ trợ, đi chợ thay, gia tăng mua sắm trực tuyến…
TP. HCM chuẩn bị 50.000 giường điều trị, bố trí riêng các khu điều trị tập trung cho bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm khoảng 70% tổng số ca nhiễm). Tất cả các bệnh viện trên toàn Thành phố sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng. Khu cuối cùng là điều trị bệnh nhân nguy kịch, gồm BV Chợ Rẫy, BV nhiệt đới TP. HCM, BV 115, BV Nhân dân Gia Định.
TP. HCM cũng chuẩn bị khoảng 400 xe taxi phục vụ người dân có nhu cầu đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp cứu.
Thay đổi phương thức làm việc cho các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn, số lượng người làm việc tại các công sở không quá 1/3, riêng lực lượng vũ trang và y tế duy trì 100% quan số.
Tận dụng tối đa 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16, TP. HCM đã ban hành kế hoạch kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh với các đầu việc cụ thể, triển khai theo từng ngày để giao nhiệm vụ trực tiếp cho lãnh đạo quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai.
TP. HCM đề nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan hỗ trợ 500 chuyên gia, sinh viên ngành y tế công cộng, dự phòng để phục vụ công tác truy vết; 1.000 bác sĩ, 4.000 điều dưỡng để chuẩn bị phương án sẵn sàng điều trị cho 20.000 ca nhiễm.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long , việc phòng chống dịch tại TP. HCM quyết định thành công trong phòng chống dịch của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bộ Y tế sẽ cử lực lượng (khoảng 10.000 cán bộ y tế) giúp Thành phố lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị... và thiết lập 24 đoàn công tác hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định tinh thần TP. HCM thiếu bao nhiêu nhân lực, Bộ sẽ hỗ trợ bấy nhiêu. Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ, trao đổi rất cụ thể với thành phố để chi viện, tăng cường lực lượng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
Bộ trưởng khuyến nghị TP. HCM áp dụng 3 hình thức giãn cách: Toàn Thành phố áp dụng theo Chỉ thị 16; một số khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; khu vực vùng lõi áp dụng cơ chế như cách ly tập trung.
Bộ trưởng cho biết, trong tháng 7 sẽ có 8,7 triệu liều vaccine về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP. HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; ưu tiên người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền. Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư.
Bộ Công Thương phối hợp cung ứng đầy đủ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân TP. HCM và các tỉnh phía Nam.
Bộ Giao thông vận tải bảo đảm lưu thông hàng hóa và phòng chống dịch, Bộ đã có các hướng dẫn cụ thể như cấp phù hiệu ưu tiên cho các xe vận tải theo hình thức trực tuyến bất kể ngày đêm; tạo “luồng xanh” không dừng nhưng lái xe phải đáp ứng quy định phòng, chống dịch, tiền kiểm tại nơi xuất hàng, hậu kiểm tại nơi nhận hàng, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các lái xe; ứng dụng công nghệ để giám sát hành trình, truy vết khi có vấn đề xảy ra…
Bộ Tài chính phối hợp, chỉ đạo các cấp, các cơ quan triển khai nhanh nhất các khoản chi thực hiện chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn theo Nghị quyết 68 của Chính phủ; bổ sung hơn 7.650 tỷ đồng mua thêm 61 triệu liều vaccine…
Bộ Công an đã tính toán các phương án, tình huống bảo đảm an ninh trật tự khi dịch kéo dài, tác động mạnh nhiều mặt tới đời sống xã hội và sẽ phối hợp tốt nhất với các cơ quan, địa phương trong công tác này.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích hợp các phần mềm chống dịch vào hồ sơ sức khỏe điện tử, trong đó khâu nhập dữ liệu và trả kết quả xét nghiệm đã bắt đầu chạy từ sáng 8/7. Hiện có gần 100 kỹ sư công nghệ thông tin tại Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia hỗ trợ TP. HCM 24/24h. Một số ứng dụng đã nhanh chóng được phát triển để hỗ trợ TP. HCM.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, khi thực hiện giãn cách xã hội đối với thành phố 10 triệu dân, việc rất quan trọng là cung ứng hàng hóa, giúp giảm thời gian, hạn chế di chuyển cho người dân. Vấn đề nữa là cần duy trì sản xuất phải đáp ứng được điều kiện bảo đảm an toàn. Hệ thống chính quyền cơ sở phải kịp thời phát hiện người dân gặp khó khăn, thiếu thốn để hỗ trợ ngay.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn địa bàn TP. HCM là hết sức cần thiết. Việc chi viện cho TP. HCM cần căn cứ vào yêu cầu thực tế, tập trung đầu mối chỉ đạo thống nhất các hoạt động hỗ trợ nhân lực, vật tư, máy móc… trên cơ sở rà soát nguồn lực 4 tại chỗ của thành phố. Việc triển khai hỗ trợ kịp thời, bảo đảm đời sống, an sinh xã hội cho người dân là hết sức quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận tại cuộc họp, thống nhất quan điểm “chống dịch như chống giặc”, thực hiện mục tiêu kép nhưng trong lúc này, TP. HCM ưu tiên cao nhất cho công tác chống dịch để đưa Thành phố trở lại bình thường. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không cực đoan cũng không chủ quan, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.
Theo Thủ tướng, việc chống dịch lần này ở TP. HCM là chưa có tiền lệ, phải bám sát tình hình thực tế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội. Về các vấn đề chuyên môn, các bộ ngành phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, kịp thời và điều chỉnh thường xuyên nếu tình hình thay đổi.
Chính phủ tiếp tục phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phối hợp, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại TP. HCM. Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục sát cánh hằng ngày với TP. HCM và yêu cầu các Bộ trưởng dành thời gian, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao.
Chính phủ tiếp tục ưu tiên vaccine cho TP. HCM và các địa phương trong khu vực. Tổ chức tiêm nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về biến chủng mới của virus để có đối sách ứng phó phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, đặc biệt quan tâm tới người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế ở TP. HCM theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ nhưng triển khai hết sức linh hoạt để không ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu cầu thiết yếu tối thiểu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.