Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính… để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho người dân, công nhân lao động… được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
Để nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới… nhằm giảm giá thành nhà ở xã hội, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu về y tế, giáo dục, văn hóa,… trong các dự án xây dựng nhà ở và khu công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp, nguồn lực để giải quyết triệt để vấn đề nhà ở phòng, chống bão, lụt cho các hộ nghèo khu vực miền Trung.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên kèm theo các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật.
Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hoá, thể dục, thể thao,... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
Nhất thiết phải sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu tư nộp và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp, người nghèo, người thu nhập thấp tại các đô thị trên địa bàn theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đồng thời, tập trung đẩy mạnh việc triển khai các Chương trình nhà ở xã hội; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở cho thuê; công khai, minh bạch các đối tượng được hỗ trợ nhà ở xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, ngày 7/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Tại Hội nghị này, Thủ tướng khẳng định sẽ sớm có chỉ thị về việc phát triển nhà ở xã hội.
"Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và người dân; cần trân trọng và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển nhà ở xã hội cho cả 9 nhóm đối tượng", Thủ tướng nói.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tại Hội nghị, tính đến hết năm 2016, cả nước đã hoàn thành 179 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp đô thị. Trong đó, có 97 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, 82 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tổng cộng cung cấp khoảng 71.150 căn hộ, tương đương 3,7 triệu m2 với mức đầu tư 25.900 tỷ đồng.
Hiện các địa phương đang tiếp tục triển khai 191 dự án gồm 70 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, 121 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp với tổng số 163.800 căn và mức đầu tư khoảng 71.800 tỉ đồng.
Như vậy, tổng cộng đã có 370 dự án nhà ở xã hội đã và đang được triển khai với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, kết quả trên mới chỉ giải quyết được 28%.
Lý do được xác định là việc phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa chặt chẽ, một số chính sách chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội, như chưa đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp…
Song quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng do thiếu các định chế tài chính tham gia hỗ trợ vốn cho người thu nhập thấp mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng các dự án.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.