Học thuật

Thuế lãi về vốn là gì? Hệ thống thuế lãi về vốn tại một số nơi trên thế giới

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thuế lãi về vốn (capital gains tax) là gì? Hệ thống thuế lãi về vốn tại một số nơi trên thế giới.

Thuế lãi về vốn là gì? Hệ thống thuế lãi về vốn tại một số nơi trên thế giới

Thuế lãi về vốn (capital gains tax) Thuế đánh vào sự tăng giá tài sản.

Thuế lãi về vốn là gì?

Thuế lãi về vốn (capital gains tax) là thuế đánh vào sự tăng giá tài sản. Ở nhiều nước Tây Âu, lãi về vốn tuy không được coi là thu nhập, nhưng đem lại sức mua cho người nắm giữ tài sản và vì vậy là đối tượng cần đánh thuế. Trên thực tế, người ta đánh thuế vào khoản lãi thực hiện (tức khi bán tài sản), chứ không phải lãi phát sinh (khi tài sản tăng giá). Nhìn chung, đây là lãi danh nghĩa chứ không phải lãi thực tế. Chính điều này dẫn tới sự tranh cãi tỏng những năm qua, khi làm phát tăng cao

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thuế lãi về vốn (capital gains tax) còn được gọi là thuế thặng dư vốn.

Hệ thống thuế lãi về vốn tại một số nơi trên thế giới

Luật thuế của các quốc gia thì có nhiều nét khác nhau nhưng nhìn chung đều áp dụng một số mô hình thuế lãi vốn hay thuế thặng dư vốn nhất định.

Australia : Chỉ phải trả thuế đánh trên thặng dư vốn khi nào có thặng dư vốn từ hoạt động đầu tư. Đây không phải là một sắc thuế riêng mà nó là một bộ phận của hệ thống thuế thu nhập. Thặng dư vốn là tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi đã trừ đi chi phí ban đầu của nó. Miễn giảm thuế được xét cho từng trường hợp cụ thể. Kể từ ngày 21 tháng 9 năm 1999, các cá nhân và quỹ tương hỗ sẽ được giảm 50 % thuế thặng dư vốn đối với các giao dịch phát sinh sau thời gian này.

Bỉ: Bỉ không đánh thuế trên vốn thặng dư.

Canada: Tại quốc gia này, 50% thặng dư vốn sẽ bị đánh thuế với mức thuế thu nhập bình thường. Hiện tại vẫn chưa có sự khác biệt giữa thặng dư vốn dài hạn và thặng dư vốn ngắn hạn. Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ, ví dụ như bán nhà riêng là một hoạt động không chịu thuế.

Pháp: Các khoản thặng dư vốn đều chịu chung một mức thuế là 27%, tuy nhiên trong một số trường hợp đặ biệt mức thuế này có thể được giảm xuống hoặc miễn trừ (vd: bán nhà riêng )

Đức: Hiện tại Đức vẫn chưa đánh thuế đối với lượng vốn thu được sau khi nắm giữ bất động sản trong vòng 10 năm hoặc cổ phiếu trong khoảng thời gian 1 năm. Tuy nhiên Quốc gia này đang lên kế hoạch áp dụng thuế trên vốn thặng dư với mức thuế suất từ 20% đến 30%, bắt đầu vào năm 2008 hoặc 2009.

Hồng Kông: Hồng Kông không đánh thuế đối với thặng dư vốn. Điều này đã tạo kẽ hở trong luật pháp, từ đó các giám đốc có thể lựa chọn hưởng mức lương khoảng 600.000HK$ và sở hữu một số cổ phần hoặc quyền chọn cổ phiếu, do đó họ được hưởng mức thuế thu nhập thấp nhất.

Tin mới lên