Thủy điện có gây thêm lũ?

PGS.TS Vũ Thanh Ca (*) - 21/10/2020 13:53 (GMT+7)

(VNF) - Trong thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến cho rằng xả lũ của thủy điện là nguyên nhân gây lũ chồng lũ, làm gia tăng ngập lụt, kéo theo đó là những thiệt hại về người và của. Có đúng như vậy không?

VNF
Thủy điện có gây thêm lũ?

Lũ lụt miền Trung nước ta đang gây ra những thiệt hại rất lớn về người và của. Trong đó, đau thương nhất là các vụ sạt lở đất gần và ngay tại thủy điện Rào Trăng 3 làm 17 công nhân và 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc đoàn cứu hộ  bị vùi lấp và hy sinh; vụ sạt lở đất làm 22 cán bộ, chiến sỹ Đoàn kinh tế - quốc phòng 337 bị vùi lấp và hy sinh cùng rất nhiều thiệt hại về người và của khác. Cả nước đang đóng góp, chia sẻ, cùng đồng bào miền Trung vượt qua những thời điểm đau thương, khó khăn này.

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến cho rằng xả lũ của thủy điện là nguyên nhân gây lũ chồng lũ, làm gia tăng ngập lụt, kéo theo đó là những thiệt hại về người và của. Có đúng như vậy không?

Là một người từng có 6 năm dạy môn Kỹ thuật môi trường sông ở Đại học Saitama, Nhật Bản và nằm trong nhóm chuyên gia quản lý các hồ chứa khu vực Kanto của Nhật Bản, cũng như bản thân đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tôi muốn đóng góp ý kiến để làm sang tỏ vấn đề “thủy điện có gây thêm lũ?”.

Năm 2010, Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt đã xuất bản một báo cáo đánh giá khả năng giảm nhẹ lũ lụt của đập và trên cơ sở tính toán về mức độ giảm nhẹ lũ lụt của tất cả các nước châu Âu (https://cnpgb.apambiente.pt/IcoldClub/jan2012/EWG%20FLOODS%20FINAL%20REPORT.pdf) đã thấy đập (cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước) đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.

Việt Nam ta đã xây dựng nhiều hồ thủy điện, đặc biệt là trong những năm gần đây. Cùng với việc xây dựng các hồ thủy điện là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn xây dựng cũng như vận hành các hồ chứa. Đặc biệt, Luật Thủy lợi và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đã quy định về lập, phê duyệt, công khai và thực hiện quy trình vận hành hồ chứa trong trường hợp có lũ, như là trường hợp khẩn cấp. Trong đó, Luật Thủy lợi quy định trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước cũng có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng, chống thiên tai.

Các hồ thủy điện ở Việt Nam được vận hành theo các quy trình được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Nói chung, quy trình xả lũ của đập thủy điện do các chủ đầu tư xây dựng, trình phê duyệt có các thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng có các điểm chính như sau.

Khi mưa về, hồ xả nước tới mức “đón lũ”. Gần đây, mức đón lũ được giảm xuống, tùy vào hồ có chức năng điều tiết lũ hay không.

Mưa vẫn lớn, lượng nước về hồ khá lớn; nước trong hồ dâng lên vượt một mức nào đó (ngưỡng thứ nhất, gọi là ngưỡng xả), hồ bắt đầu xả nước để giảm tốc độ nước dâng trong hồ. Lưu lượng xả nước tăng theo mực nước trong hồ.

Khi mực nước trong hồ đạt tới ngưỡng thứ 2, hồ xả nước với lưu lượng bằng lưu lượng nước về hồ. Lúc đó có thủy điện hay không có thủy điện lượng nước về hạ lưu vẫn thế, hay nói cách khác là khi đó, có hồ cũng như không. Thủy điện không xả quá lượng nước về vì nó vẫn cần tích nước phục vụ phát điện. Nước trong hồ là tài sản, là tiền nên các nhà quản lý thủy điện không xả bừa bãi để gây ngập lụt ở hạ du.

Các thủy điện nhỏ không có chức năng điều tiết lũ nên lượng nước xả nhiều nhất đúng bằng lượng nước vào hồ và do vậy, việc xả lũ không có tác dụng điều tiết lũ lụt. Điều này cũng đúng như viết trong báo cáo của châu Âu được dẫn ở trên.

Quy trình nêu trên khá rõ ràng, nhưng vẫn có những ý kiến rằng xả lũ đập thủy điện làm tăng lũ. Vậy hãy làm một thí nghiệm đơn giản để xem thủy điện có làm tăng lũ hay không?

Ta lấy 1 cái chậu đang có 1 ít nước, cho một vòi nước vào đó và cho nước chảy vào chậu. Ban đầu ít nước, nước giữ trong chậu. Sau đó mực nước trong chậu tăng lên, tới lúc tràn. Đây là xả lũ. Lúc này lượng nước từ vòi vào chậu bằng lượng nước xả ra và mực nước trong chậu không đổi. Thủy điện là cái chậu đó. Cái chậu đó tích được thêm 1 ít nước, nhưng không sinh thêm ra nước để đổ ra ngoài. Nếu phía cuối sân có chỗ trũng thì rõ ràng là nước chảy qua chậu sẽ gây ngập ít hơn ở chỗ này so với nước xả trực tiếp ra sân.

Trong thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy thủy điện gây ra rất nhiều hệ lụy môi trường, sinh thái và làm gia tăng xói lở bờ biển do chặn dòng bùn cát chảy ra biển; thủy điện cũng có những nguy cơ gây lũ quét rất lớn nếu đập bị vỡ; nhưng không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ. Nếu không có đập thủy điện lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện lũ cao hơn rất nhiều.

Ngày trước có thời gian bản thân người viết bài này sống cùng gia đình họ hàng ở ngay bờ, sát với sông Hồng, chỗ bến Hàm Tử bây giờ. Nhà họ hàng tôi có sắm một cái thuyền tôn để hàng năm dùng vào mùa lụt. Những năm chưa có đập thủy điện Hòa Bình, năm nào nước cũng ngập tới lưng nhà, thậm chí ngập đầu người và gia đình đều phải sơ tán, chỉ để 1 người nằm thuyền trông nhà. Từ khi có đập thủy điên Hòa Bình thì không còn lũ. Chúng tôi đã chuyển khỏi bờ sông từ rất lâu rồi, nhưng một số họ hàng tôi vẫn sống ở ngoài đê. Từ khi có đập thủy điện, nhất là trong 15 năm gần đây nhà họ chưa bao giờ bị lụt.

Có người nói rằng xây đập thủy điện sẽ gây phá rừng. Nếu quản lý tốt thì phần diện tích rừng bị phá chỉ là lòng hồ và một phần rừng bị phá để làm đường sá và các công trình phục vụ thủy điện. Phần rừng thứ hai (trừ đường sá sẽ nói ở phần sau) nói chung rất nhỏ so với phần rừng ở lòng hồ. Ta hãy đánh giá xem tác hại của việc phá rừng lòng hồ tới lũ lụt như thế nào thông qua giải thích như dưới đây.

Thông thường, tùy vào điều kiện đất (trước đó có mưa hay không mà đất có bị ướt hay không), đất, hang hốc và lá, cành cây chỉ giữ được một lượng nước không lớn. Rất khó tính toán chính xác lượng nước này nhưng cứ tạm cho một giá trị cực kỳ lớn, khoảng chừng 20 cm hoặc 200 mm. Vậy nước còn lại sẽ chảy về xuôi gây lụt. Nếu lượng mưa là 700 mm thì lượng chảy về xuôi là 500 mm. Mặt khác, như đã nêu trên, mực nước đón lũ trong hồ thấp hơn mực nước xả lũ it nhất tới 4m. Vậy mặt hồ chứa ít nhất được 4m nước và mặt đất chứa được tối đa 0,2m nước. Nhiều hồ lớn, như thủy điện A Vương, chứa được 14 m nước. Như vậy phá rừng lòng hồ có làm gia tăng lũ lụt không? Tất nhiên là không!

Như vậy, các đập thủy điện đúng là tác động môi trường cực lớn, nhưng không làm tăng rủi ro lũ lụt.

Báo cáo của châu Âu mà tôi dẫn ở trên cũng cho thấy các hồ chứa chỉ có khả năng giảm lũ, lụt nhưng không có khả năng loại trừ hoàn toàn lũ, lụt. Nếu mưa lớn, hồ chứa không đủ sức điều tiết thì lũ lụt vẫn xảy ra. Hơn nữa, nếu hồ chứa không được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có khả năng đập bị vỡ gây ra thảm họa khôn lường.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh để đảm bảo vận hành một cách an toàn và hiệu quả các hồ chứa. Tuy vậy, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương phải nỗ lực tổ chức thực hiện, đảm bảo các đập thủy điện được thiết kế và xây dựng phù hợp, an toàn; các đập và hồ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và có quy trình vận hành được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định để đảm bảo an toàn và hiệu quả như các mục tiêu thiết kế đề ra để góp phần giảm thiểu lũ lụt và tác hại của lũ lụt, cũng như ngăn ngừa sự cố môi trường do vỡ đập.

Cần chú ý là việc xây dựng các hồ chứa luôn kèm theo việc xây dựng một hệ thống hạ tầng đính kèm, bao gồm nhà quản lý, biến áp, đường sá cũng như có thể yêu cầu bố trí quỹ đất để tái định cư. Việc này sẽ gây ra phá rừng và do vậy làm gia tăng lũ lụt. Ngoài ra, việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở đất và gây những thiệt hại về người và của. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng hiện nay phát triển hệ thống hạ tầng giao thông cần được thực hiện ở các vùng núi cao để phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội; như vậy việc xây dựng đường của các thủy điện có thể coi một phần là đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của các vùng cao, xa xôi, hẻo lánh.

Với những tác động xấu nêu trên của thủy điện, cần nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng thủy điện và hạ tầng thủy điện để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Một thí dụ về một nước phát triển nhưng vẫn có nhiều người chết do vỡ đê, sạt lở đất, lũ quét là Nhật Bản. Nhật Bản là một nước đã xây dựng được những con đê, những sườn núi xây bê tông cực kỳ hiện đại để chặn lở đất cũng như một hệ thống hạ tầng cứu hộ mà ít quốc gia trên thế giới có được. Tuy vậy, hàng năm Nhật vẫn có khá nhiều người chết vì sạt lở núi, vỡ đê, lũ lụt và lũ quét, chứng tỏ sức tàn phá của lũ kinh khủng ra sao. Thí dụ, cơn bão Hagibis quét qua Nhật Bản vào tháng 10 năm 2019 làm chết 10 người do lũ lụt và sạt lở đất. Đặc biệt, trận mưa tháng 7 năm 2018 ở Nhật đã làm chết 225 người, mất tích 13 người (https://en.wikipedia.org/wiki/2018_Japan_floods).

Do những tác động môi trường của thủy điện, tôi không ủng hộ thủy điện và nếu được chọn thì tôi sẽ theo làm theo cách của Mỹ, phá thủy điện cũ đi, không xây thêm thủy điện mới mà chỉ phát triển nhiệt điện và các dạng năng lượng khác. Tuy nhiên, đặt điều đó ra với Việt Nam rất khó khăn. Phát triển kinh tế mà giảm tiêu thụ điện là một chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Ở Việt Nam hiện nay, do biến đổi khí hậu, ngay cả các gia đinh có điều kiện ỏ nông thôn cũng dùng điều hòa nhiệt độ vào mùa hè. Hơn nữa, kinh tế càng phát triển thì càng cần nhiều điện hơn nên năng lượng càng ngày càng thiếu. Do vậy, dù thế nào ta vẫn phải tiếp tục phát triển năng lượng. Vấn đề chỉ là phát triển sao cho hiệu quả và gây ít tác động tới môi trường, kinh tế - xã hội nhất.

(*) Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Cùng chuyên mục
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

29/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

22/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

21/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

18/01/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.

Tin khác
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'