'Thuyết âm mưu' sau làn sóng dừng bay Boeing 737 MAX
Xuân Tuấn -
25/03/2019 09:41 (GMT+7)
Tờ “Đông phương”, nhật báo có quan điểm trung lập của Hong Kong, ngày 15/3 cho rằng, phía sau làn sóng cấm sử dụng máy bay chở khách Boeing MAX 8 trên toàn cầu là biểu hiện của "thuyết âm mưu".
'Thuyết âm mưu' sau làn sóng dừng bay Boeing 737 MAX.
Sự việc có thể sẽ không chỉ giới hạn ở phạm vi của các công ty, mà có xu thế lan sang lĩnh vực thương mại và thậm chí là chính trị và ngoại giao giữa các nước liên quan.
Hôm 10/3 một máy bay chở khách của Hãng hàng không Ethiopia (Ethiopian Airlines) bị rơi khi mới cất cách khoảng 6 phút, khiến toàn bộ 157 người gồm phi hành đoàn và hành khách thiệt mạng.
Máy bay gặp nạn là loại máy bay Boeing 737 MAX 8, cùng loại với chiếc máy bay gặp nạn của Hãng hàng không Indonesia Lion Air xảy ra hồi tháng 10/2018 khiến 189 người thiệt mạng.
Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đã xảy ra hai vụ tai nạn hàng không thảm khốc trên cùng một chủng loại máy bay, khiến mọi người hoài nghi về vấn đề an toàn của máy loại bay chở khách Boeing 737 MAX 8. Trung Quốc đi đầu khi ban hành lệnh cấm bay đối với toàn bộ dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX.
Tiếp sau đó một loạt các nước khác như Anh, Đức, Pháp, Australia, Singapore và Malaysia tuyên bố ngừng bay đối với máy bay chở khách dòng Boeing 737 MAX. Chỉ trong vòng 3 ngày có hơn 40 nước và vùng lãnh thổ quyết định ngừng khai thác Boeing 737 MAX, thực sự là đòn giáng mạnh vào uy tín của Boeing, đẩy “gã không lồ” trong ngành máy bay của nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử.
Liên minh châu Âu (EU) còn cấm dòng máy bay này bay vào không phận EU. Hiện nay dòng máy bay Boeing 737 MAX dường như đã bị cấm bay trên phạm vi toàn cầu.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ngày 14/3 xác nhận quyết định cấm máy bay Boeing 737 MAX 8 và MAX 9 cho đến khi một phần mềm nâng cấp có thể được thử nghiệm, phê chuẩn và lắp đặt.
FAA lý giải quyết định trên bằng cách viện dẫn các dữ liệu vệ tinh và bằng chứng từ hiện trường cho thấy có một số sự giống nhau và "khả năng xuất phát từ cùng một nguyên nhân" giữa vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines hôm 10/3 với vụ một chiếc Boeing 737 MAX của hãng Lion Air của Indonesia rơi cách đây 5 tháng.
Hãng Boeing ủng hộ quyết định của FAA, đồng thời cho biết sẽ tiến hành nâng cấp phần mềm đối với "toàn bộ máy bay 737 MAX trong vài tuần tới
Ngày 17/3 Boeing khẳng định đang chuẩn bị hoàn tất quy trình cập nhật phần mềm và chương trình huấn luyện phi công liên quan tới hệ thống an toàn tự động (MCAS) vốn được Boeing đưa vào mẫu 737 MAX để ngăn ngừa nguy cơ máy bay mất độ cao trong trường hợp tốc độ bay chậm nhưng mũi máy bay lại hướng lên quá cao, gây mất lực nâng và được cho là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến hơn 300 người thiệt mạng trong 5 tháng qua.
Trong thông báo mới đưa ra, Giám đốc điều hành (CEO) Boeing Dennis Muilenburg cho biết Boeing đang hoàn tất quy trình cập nhật phần mềm và điều chỉnh chương trình huấn luyện phi công. Việc cập nhật phần mềm sẽ giúp khắc phục sự cố hệ thống MCAS trong trường hợp dữ liệu cảm ứng đầu vào bị lỗi.
Trong khi đó, người phát ngôn Nghiệp đoàn Phi công Mỹ Dennis Tajer cho biết quy trình huấn luyện phi công sẽ bổ sung một đoạn video dài khoảng 10-15 phút giới thiệu về phần mềm mới cập nhật.
Một chương trình huấn luyện cụ thể sẽ chỉ được hoàn thiện sau khi lỗi phần mềm được khắc phục. Dự kiến, Boeing sẽ công bố phần mềm và chương trình huấn luyện mới trong vòng một tuần đến 10 ngày tới.
FAA từng tiếp nhận báo cáo của hai phi công cho biết, máy bay chở khách Boeing 737 MAX 8 sau khi khởi động hệ thống lái tự động đầu máy bay xuất hiện vấn đề chúc xuống dưới.
Trong vụ tai nạn hàng không của Indonesia Lion Air hồi năm ngoái, có chuyên gia nghi ngờ do phần mềm của hệ thống đề phòng mất tốc độ mới cập nhật của máy bay dẫn đến thảm họa.
Còn trong vụ tai nạn lần này của Ethiopian Airlines, trước đó phi công đã báo cáo điều khiển máy bay gặp khó khăn. Truyền thông Mỹ đưa tin, Hãng Boeing từng liên quan đến vụ che giấu rủi ro tiềm tàng của hệ thống đề phòng mất tốc độ.
Mọi người đều biết, Boeing là doanh nghiệp của Mỹ, dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX là dòng máy bay chủ lực mới của hãng này, vốn tràn đầy niềm tin về việc chiếm lĩnh thị phần. Nhưng sau khi xảy ra sự cố với hãng hàng không Ethiopian Airlines, cổ phiếu của Boeing lao dốc nhiều ngày.
Điều đáng nói là ngành chế tạo máy bay chiếm vị trí “quan trọng trong quan trọng” trong hệ thống thương mại xuất khẩu của Mỹ. Năm 2018 thâm hụt thương mại của Mỹ lập kỷ lục cao mới trong 10 năm qua. Và trước tác động từ sự cố mới nhất của Boeing, con số thâm hụt thương mại của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó, Trung Quốc là khách hàng lớn của ngành chế tạo máy bay của Mỹ. Trong đàm phán thương mại giữa hai nước, Mỹ từng yêu cầu Trung Quốc mua nhiều máy bay chở khách của Mỹ hơn.
Chính vì vậy, không ít các nhà phân tích quốc tế cho rằng Trung Quốc đi đầu quyết định cấm bay đối với dòng máy bay chở khách Boeing 737 MAX là điều khá bất ngờ. Phía sau hành động này của Trung Quốc chắc chắn liên quan đến chiến tranh thương mại Trung - Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những cho rằng, đối thủ cạnh tranh của Boeing là Airbus có quan hệ mật thiết với EU.
Ba năm trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từng phán quyết EU đã vi phạm quy định, hỗ trợ cho Airbus tranh giành thị phần. Còn Boeing có quan hệ tốt với Chính phủ Mỹ, lần này EU nhanh chóng đưa ra phản ứng không phải là không có nguyên nhân.
Chuyên gia bình luận thời sự nổi tiếng của Hong Kong, Li Ping, nêu rõ, một dòng máy bay chở khách bị cấm bay, bề ngoài là lý do an toàn, nhưng phía sau đó chính là "thuyết âm mưu".
Trong tương lai, khi mọi thứ đã rõ ràng, có thể sẽ dấy lên làn sóng tố cao liên hoàn. Đến lúc đó e rằng không chỉ còn là vấn đề của các công ty, mà sẽ lan sang đến vấn đề quan hệ thương mại, chính trị và ngoại giao giữa các bên.
Dù Boeing tuyên bố thay thế phần mềm liên quan, nhưng chưa hẳn đã xóa bỏ được nghi ngờ của mọi người. Ngay cả Nghiệp đoàn Tiếp viên hàng không Mỹ cũng đã bày tỏ tạm thời không mong muốn các thành viên của mình tiếp tục làm việc trên các máy bay cùng dòng với máy bay đã xảy ra thảm họa.
(VNF) - Quyết định áp dụng thuế quan đối ứng của Mỹ đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong khi một số quốc gia đang tìm cách đàm phán và đối phó, những lo ngại về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại quốc tế đang ngày càng tăng.
(VNF) - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Ngày 4/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức giới thiệu chiếc "thẻ vàng" định cư đầu tiên của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách nhập cư của quốc gia này.
(VNF) - Trung Quốc ngày 4/4 đã công bố mức thuế 34% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế của Mỹ chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
(VNF) - Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết nước này sẽ áp thuế đối với các loại xe của Mỹ không tuân thủ thỏa thuận thương mại tự do lục địa để đáp trả thuế quan “vô lý” của nước này.
(VNF) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan mới, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến biến động đáng kể trong chứng khoán, tiền tệ, giá vàng, giá dầu, và cả hoạt động M&A.
(VNF) - Thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể định hình lại ngành thời trang, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ các nước châu Á. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, đẩy gánh nặng lên người tiêu dùng, hình thành nên một môi trường đầy biến động trong thương mại quốc tế.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ám chỉ rằng ông có thể cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh cho phép ByteDance, chủ sở hữu TikTok của Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này để tránh lệnh cấm ở Mỹ.
(VNF) - Sau màn công bố thuế đối ứng gây bão của Tổng thống Mỹ Donald Trump, câu hỏi lớn nhất hiện tại là thuế đối ứng được tính dựa trên công thức nào.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Phố Wall đã hứng chịu mức lỗ nặng nề khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan sâu rộng trong 'Ngày giải phóng'.
(VNF) - Cuộc chiến thương mại đang leo thang trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald. Đây được xem là một thách thức đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, cả lớn và nhỏ, trong thời đại mà khu vực đông dân nhất thế giới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump "không nên trả đũa".
(VNF) - "Đợt áp thuế quan lớn nhất từ trước đến nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng tới các công ty Mỹ và nước ngoài: Kỷ nguyên toàn cầu hóa đã kết thúc", theo Wall Street Journal.
(VNF) - Mức thuế mới 46% của Mỹ đối với Việt Nam có thể sớm làm tăng chi phí cho các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, và một số tập đoàn trong số đó có thể tăng giá cho người tiêu dùng.
(VNF) - Các quốc gia Đông Nam Á, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế quan đối ứng quy mô lớn được chính quyền Trump công bố vào 2/4. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có nhiều dấu hiệu cho thấy những con số về thuế quan đối ứng thực chất đã bị thổi phồng, hoặc thậm chí được tạo ra một cách tùy tiện.
(VNF) - Mỹ đã áp mức thuế quan lớn nhất từ trước đến nay đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên ít nhất 54%, một động thái có thể làm giảm mạnh lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ổn, mức thuế “Ngày giải phóng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố không chỉ đặt ra thách thức lớn với các đối tác thương mại mà còn có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thuế quan diện rộng.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đóng lỗ hổng thương mại được sử dụng để vận chuyển các gói hàng giá trị thấp miễn thuế từ Trung Quốc, được gọi là "de minimis", theo Nhà Trắng.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế ít nhất 10% đối với các quốc gia có hàng xuất khẩu sang Mỹ, ngoại trừ một quốc gia đáng chú ý: Nga.
(VNF) - Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế quan toàn diện nhất từ trước đến nay của chính quyền ông, bao gồm mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần của làn sóng thuế đối ứng toàn cầu mới được công bố hôm 2/4.
(VNF) - Trong 2 tháng đầu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần giáng đòn thuế quan lên Trung Quốc và Bắc Kinh tỏ ra hầu như không hề nao núng. Tuy nhiên mức thuế quan trong “Ngày giải phóng” được cho sẽ là phép thử cuối cùng đối với mối quan hệ của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
(VNF) - Quyết định áp dụng thuế quan đối ứng của Mỹ đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong khi một số quốc gia đang tìm cách đàm phán và đối phó, những lo ngại về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại quốc tế đang ngày càng tăng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.