'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, PBOC sẽ hạ RRR 50 điểm cơ bản vào ngày 6/1, từ đó giảm lượng tiền mặt mà ngân hàng buộc phải dự trữ. Việc hạ RRR sẽ tăng nguồn cung tiền để các ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Biện pháp hỗ trợ trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều quan ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
PBoC đã 3 lần hạ RRR trong năm 2019, 5 lần trong năm 2018 để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, khi tốc độ tăng trưởng trong năm ngoái ở mức thấp nhất trong ba thập niên.
Theo một quan chức thuộc PBoC, động thái này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu về tiền mặt tăng mạnh ở Trung Quốc trước dịp Tết Nguyên đán vào cuối tháng này nhằm duy trì tính thanh toán chung trong hệ thống ngân hàng ổn định về cơ bản, giảm nguy cơ vỡ tín dụng trước kỳ nghỉ Tết.
Hồi cuối tháng 12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc nhiều biện pháp nhằm giảm nhẹ chi phí tài chính cho doanh nghiệp nhỏ. Kế hoạch giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc dự tính sẽ hỗ trợ các khu vực dễ tổn thương nhất của nền kinh tế.
Mới đây, trên trang cá nhân Twitter ngày 31/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một "qui mô lớn và toàn diện" với Trung Quốc vào ngày 15/1.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, lễ ký sẽ diễn ra tại Nhà Trắng với sự tham dự của quan chức cấp cao hai nước Mỹ và Trung Quốc.
Ông Trump thông tin thêm sau lễ ký kết, ông sẽ bay tới Bắc Kinh để bắt đầu đàm phán về giai đoạn đàm phán thứ hai. Tuy nhiên ông chưa tiết lộ thời điểm chính xác của chuyến đi.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ ngày 20/04/2017 khi Mỹ tiến hành điều tra xác định liệu thép nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước khác có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Ngày 06/07/2018, chính quyền Mỹ chính thức “khai hỏa” chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc thiết bị điện tử và công nghệ cao.
Phía Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách áp thuế tương ứng 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
Sau các lần áp thuế, giá trị hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp lên nhau lần lượt là 550 tỷ USD và 185 tỷ USD.
Sau 13 lần đàm phán, Mỹ - Trung ngày 13/12 tuyên bố đạt được thỏa thuận giai đoạn một. Việc hai bên tạm khép lại chu trình căng thẳng tăng thuế - trả đũa suốt hơn 2 năm qua được đánh giá là tích cực, giúp thế giới tránh khỏi một cuộc đối đầu gay gắt giữa hai đầu tàu tăng trưởng kinh tế.
Theo Tân Hoa Xã, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 này gồm 9 chương: lời tựa, các quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, lương thực và nông sản, các dịch vụ tài chính, tỷ giá hối đoái và minh bạch, mở rộng thương mại, đánh giá song phương và giải quyết tranh chấp, và các điều khoản cuối cùng. Hai bên đã dành thêm gần 1 tháng để dịch thuật và chuẩn bị cho việc chính thức ký văn kiện quan trọng này.
Xem thêm >> Trung Quốc hoan nghênh Ấn Độ vì đã ‘bật đèn xanh’ cho Huawei
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.