'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo người địa phương, tên gọi Nam Ô có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Khu vực Nam Ô có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử. Trước hết mời bạn đi thăm bãi biển Nam Ô, bãi biển nằm men theo chân núi với “biển xanh ngát một màu thênh thang”. Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, ban đầu chủ yếu thỏa mãn nhu cầu tắm biển của người dân địa phương. Càng về sau, bãi biển càng đông dần do bãi biển hiền hòa và đẹp.
Từ bãi tắm Nam Ô, bạn có thể dùng thuyền ngược về hướng tây theo cửa sông Cu Đê, qua cây cầu xe lửa có từ thời Pháp thuộc bắc ngang qua sông trông rất hoành tráng với không gian bao la rộng mở về phía tây. Phía tả ngạn, những hàng dừa xanh rủ bóng ven sông, những dàn lưới, thuyền thúng la đà trên mặt nước sông phản chiếu màu xanh lơ của da trời và mây trắng bay lang thang. Xa xa, dãy Trường Sơn xa mờ tít tắp trong màu lam sương khói… Bạn có thể xem cư dân cào nghêu trên bãi biển và chuyện trò cùng họ.
Về phía bắc không xa, có làng Vân nằm bên một eo biển tuyệt đẹp trông ra vịnh Đà Nẵng, với một bên là “mây bay đỉnh núi” và một bên là “biển xanh sóng vỗ”. Có dịp qua đây vào mùa xuân, bạn sẽ chiêm ngưỡng bãi rêu đẹp mê hồn hay theo dõi giải đua thuyền truyền thống trên sông Cu Đê do những cư dân sông nước trong vùng đua tài, biểu diễn rộn ràng bên tiếng “trống giục, người reo”…
Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, vùng đất Nam Ô (cuối sông Cu Đê) chính là nơi ghi dấu ấn bước chân “hành phương Nam” của cha ông ta ngày xưa. Ngày ấy từ Bắc vào Nam vốn có đến hai con đèo qua Hải Vân. Đường đèo hiện nay gọi là Hải Vân hạ đạo và một Hải Vân thượng đạo khác băng qua xứ U Bò, xuống Quán Sảng thuộc khu vực Bầu Bàng, Trường Định bấy giờ (thượng nguồn sông Cu Đê).
Hiện nay, trong làng đánh cá Nam Ô có ngôi mộ thật to mà các cụ cao niên cho biết là mộ của một vị tướng vào Nam Ô năm 1306 phụng chỉ vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để mở rộng biên giới Đại Việt đến sông Thu Bồn. Lại có thêm một thông tin khác cho rằng ngôi mộ lớn đó chính là mộ của một vị tướng theo Trần Khắc Chung vào Nam cứu Công chúa Huyền Trân năm 1307. Cạnh ngôi mộ, có một ngôi miếu hoang tàn đổ nát mà nét kiến trúc còn lại vẫn mang dáng dấp hài hòa, cổ kính.
Đến Nam Ô, bạn hãy đến viếng Lăng thờ cá Ông được xây dựng từ 300 năm trước trong đó còn lưu giữ hàng chục chiếc hũ sành lớn nhỏ chứa hài cốt cá Ông; ngôi đình Xuân Dương cổ kính với tuồng gỗ được chạm trổ các hoa văn họa tiết cổ xưa. Và ở Nam Ô vẫn còn cả dấu vết của một ngôi tháp Chăm cổ với những viên gạch vồ khổ to cùng một số giếng nước hình vuông xây bằng đá, nước quanh năm trong vắt, mát và ngọt nhất làng.
Trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng có nhiều dự án du lịch lớn có vốn đầu từ hàng nghìn tỷ đồng như: Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Ô, Khu du lịch nghỉ dưỡng và tổng hợp Làng Vân. Tuy nhiên đã qua nhiều năm các dự án này vẫn chưa được triển khai do gặp nhiều vướng mắc. Ông Trần Phước Sơn, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) cho biết, hai dự án du lịch gồm Khu du lịch nghỉ dưỡng và tổng hợp Làng Vân, Khu nghỉ dưỡng Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu sẽ được khởi động trong năm nay theo cam kết của chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô được UBND TP. Đà Nẵng giao cho Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch đầu tư Cù Lao Chàm. Tháng 3/2010, dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô được UBND TP. Đà Nẵng chuyển đổi cho nhà đầu tư Trung Thủy với diện tích quy hoạch là 36ha và giao quyền sử dụng đất 10ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng.
Năm 2018, Đà Nẵng thu hồi một số nội dung trong quy hoạch gồm: Điều chỉnh mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành để bố trí công viên; đưa ghềnh đá Nam Ô ra khỏi dự án, giao cho quận Liên Chiểu quản lý; điều chỉnh lối xuống biển; giữ lại diện tích hồ nước, khu vực lăng Ngư ông, miếu Âm hồn.
Chủ đầu tư điều chỉnh tổng diện tích đất dự án từ 366.679 m2 (tương đương hơn 36,6 ha) giảm xuống còn 249.909 m2 (gần 25 ha); điều chỉnh vệt đất mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành thành công viên cây xanh, bãi đỗ xe công cộng phục vụ người dân và bố trí sẵn 5 lối xuống biển để phục vụ cộng đồng.
Trước đó, vào năm 2019, Công ty CP Trung Thủy đã đề xuất lên UBND TP. Đà Nẵng đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô và nhận được sự ủng hộ tích cực từ các sở, ban, ngành. Đến tháng 3/2020, UBND TP. Đà Nẵng chính thức ban hành đề án trên với tổng kinh phí 46,1 tỷ đồng, trong đó Công ty CP Trung Thủy đóng góp hơn 35 tỷ đồng.
Tháng 5/2020, UBND TP. Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 3472/KH-UBND về triển khai đề án; đồng thời tháng 7/2020, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư Khu nghỉ dưỡng sinh thái Nam Ô do Công ty CP Trung Thủy làm chủ đầu tư.
Theo đại diện Công ty CP Trung Thủy, hiện nay công ty đã đưa ra đề án phát triển di lịch cộng đồng trong đó có nhiều sản phẩm du lịch miễn phí như: Ngắm bình minh, hoàng hôn trên vịnh Nam Ô bằng thuyền thúng; tắm biển trên bãi tắm Nam Ô; đi bộ, tham quan ghềnh Nam Ô; đồng thời, công ty cũng đã hoàn thiện 5 lối đi xuống biển cho người dân.
Hiện nay, các thủ tục pháp lý đang được hoàn thiện để đủ điều kiện khởi công xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô trong thời gian tới, đưa Khu du lịch sinh thái Nam Ô trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất của thành phố.
Để thực hiện được điều này, Trung Thủy Đà Nẵng vừa hoàn tất thỏa thuận hợp tác cùng kiến trúc sư Bill Bensley – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là ông hoàng của những khu nghỉ dưỡng quyến rũ nhất hành tinh trong việc thiết kế dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô tại Đà Nẵng.
Đây được xem là bước khởi đầu cho việc hiện thực hóa những tâm huyết mà Trung Thủy Đà Nẵng dành cho dự án nói riêng và vùng đất Nam Ô nói chung, hứa hẹn sẽ mang đến một công trình du lịch ấn tượng, thay đổi bộ mặt địa phương và mang đến một cuộc sống mới cho dân làng Nam Ô.
Đối với phê duyệt điều chỉnh Tổng mặt bằng quy hoạch của dự án đã được UBND thành phố phê duyệt, Trung Thủy Đà Nẵng cam kết thực hiện đúng với Quy hoạch đã được phê duyệt. Tổng diện tích đất sau khi phê duyệt điều chỉnh từ 366.679m2 giảm xuống còn 249.909m2. Điều chỉnh vệt đất mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành thành công viên cây xanh, bãi đỗ xe công cộng phục vụ người dân. Bố trí sẵn 5 lối xuống biển để phục vụ cộng đồng.
Trong quá trình xây dựng, Trung Thủy Đà Nẵng cũng cam kết mở các lối xuống biển để người dân thuận tiện đi lại và luôn có các biện pháp cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân. Các lối đi được quy định cụ thể trong quy hoạch.
Thống nhất với một số điều chỉnh như điều chỉnh đưa ghềnh Nam Ô ra khỏi quy hoạch dự án. Phối hợp với chính quyền thành phố và địa phương trong công tác quản lý, tôn tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái trên ghềnh để phục vụ du lịch cộng đồng. Điều chỉnh đưa bãi cát ra khỏi quy hoạch dự án để phục vụ cộng đồng. Điều chỉnh mở rộng đường dân sinh hiện trạng từ 4m thành 5,5m.
Theo đúng cam kết với chính quyền địa phương và người dân, Trung Thủy Đà Nẵng hiện đã tiến hành xây dựng mở rộng đường dân sinh tại khu vực giáp ranh dự án và dựng tường rào bao quanh khu vực dự án. Cho đến nay, công trình đang được giám sát thi công chặt chẽ, tuyệt đối tuân thủ theo các quy cách xây dựng như trong giấy phép được cấp.
Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Trung Tín – CEO của tập đoàn Trung Thủy cũng khẳng định rằng dự án sẽ được triển khai xây dựng trong cuối năm nay hoặc sớm hơn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh. Hiện tập đoàn đang triển khai một số mô hình giải trí – nghỉ dưỡng mới sẽ được áp dụng vào dự án trong thời gian tới nhằm đưa nơi này thành điểm đến hấp dẫn, mới nhất của Đà Nẵng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.